Quyền thương lượng của nhà cung cấp (tiếng Anh: Bargaining power of suppliers) liên quan đến việc nhà cung cấp có thể gây áp lực lên các công ty bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hoặc giảm tính sẵn có của các sản phẩm.
Ngân sách tài chính (tiếng Anh: Financial Budgets) là một tài liệu nêu chi tiết những khoản tiền quĩ sẽ được thu và chi như thế nào trong một khoảng thời gian cụ thể.
Phương pháp cảm quan (tiếng Anh: Sensory analysis) là phương pháp đánh giá chất lượng dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được qua sự cảm nhận của các cơ quan thụ cảm của con người khi tiếp xúc, tiêu dùng sản phẩm.
Phương pháp phòng thí nghiệm (tiếng Anh: Laboratory methods) được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau căn cứ vào tính chất riêng của các chỉ tiêu chất lượng.
Mô hình chiến lược thích ứng (tiếng Anh: Adaptive strategy model) là mô hình chiến lược quan tâm tới phát triển khả năng, có thể kết hợp giữa cơ hội và rủi ro của môi trường kinh doanh với nguồn lực, khả năng của doanh nghiệp để khai thác cơ hội.
Mô hình chiến lược tuyến tính (tiếng Anh: Linear strategy model) là mô hình chiến lược tập trung vào hoạt động lập kế hoạch, bao hàm các hoạt động có trình tự, được định hướng và tuân theo trật tự logic trong quá trình lập kế hoạch.
Chiến lược đại dương đỏ (tiếng Anh: Red Ocean Strategy) dựa trên cạnh tranh giả định rằng những điều kiện về cấu trúc của một ngành đã được xác lập và các công ty buộc phải cạnh tranh trong những điều kiện đó.
Chiến lược đại dương xanh (tiếng Anh: Blue Ocean Strategy) là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết.
Kế hoạch sở hữu cổ phiếu của nhân viên (tiếng Anh: Employee stock ownership plan, viết tắt: ESOP) hiểu theo cách đơn giản là một kế hoạch mang lại lợi ích cho người lao động trong công ty thông qua việc sở hữu cổ phiếu.
Thuê ngoài qui trình kinh doanh (tiếng Anh: Business Process Outsourcing, viết tắt: BPO) liên quan tới các công ty thực hiện các hoạt động chức chức năng như nhân sự, hệ thống thông tin, trả lương, kế toán, chăm sóc khách hàng, marketing.
Lí thuyết thể chế (tiếng Anh: Institutional theory) cho rằng môi trường thể chế đóng góp vào năng suất bằng cách tạo điều kiện để hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp và hướng các nỗ lực của doanh nghiệp đến các hoạt động có năng suất.
Lí thuyết thương mại (tiếng Anh: Trade theory) cho rằng chính hoạt động giao thương sẽ dẫn đến làm tăng trữ lượng kiến thức liên quan đến công nghệ và do đó sẽ dẫn đến tiến bộ công nghệ.
Lí thuyết tăng trưởng nội sinh (tiếng Anh: Endogenous Growth Theory) cho rằng tiến bộ công nghệ là do ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn vốn nhân lực và hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Lí thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu (tiếng Anh: Learning - by - exporting hypothesis - LBE) cho rằng xuất khẩu là nguồn gốc giúp tăng năng suất của doanh nghiệp thông qua quá trình học hỏi từ việc xuất khẩu.
Lí thuyết cơ chế tự lựa chọn (tiếng Anh: Self-selection hypothesis - SS) cho rằng chỉ có những doanh nghiệp có năng suất cao thì mới có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu.