Giá gạo mới nhất, giá gạo bán lẻ và xuất khẩu 2023
Cập nhật các thông tin về tình hình giá gạo nội địa và giá gạo xuất khẩu mỗi ngày. Nắm bắt diễn biến tình hình xu hướng của giá gạo trong thời gian tới bởi một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Gạo đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam?
Không chỉ là một nguồn lương thực, thực phẩm chính đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam, gạo còn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Gạo là nguồn hàng xuất khẩu đã đưa vị thế của Việt Nam đứng top đầu trong những nước có nghề truyền thống lúa nước lâu đời nổi tiếng trên thế giới.
Thị trường gạo Việt Nam vừa cung cấp nguồn lương thực lớn cho thị trường tiêu thụ nội địa, vừa đưa thị trường Việt Nam đứng vững trong top những nước xuất khẩu gạo với số lượng lớn trong nhiều năm qua.
Ngành nông nghiệp trồng trọt nói chung của nước ta hiện nay đang chiếm khoảng 47% diện tích đất canh tác. Trong số đó, chỉ tính riêng đất canh tác lúa nước đã chiếm đến 85% diện tích trồng cây lương thực. Ngoài ra, gạo còn được kích thích để đầu tư và phát triển. Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vị trí và vai trò quan trọng của lối gạo đối với nền kinh tế nước nhà.
Đáng chú ý, hiện nay khi cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu tại thị trường Việt Nam đang dần dịch chuyển sang thành các sản phẩm gạo trắng với chất lượng tốt nhất. Các loại gạo trắng chất lượng thấp đang giảm dần khu nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng cao thị trường quốc tế đang ngày một tăng. Đặc biệt nhất là thị trường Philippines, đất nước có sản lượng nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam.
Ngoài các nước chuyên nhập khẩu gạo từ thị trường Việt Nam với số lượng lớn điển hình như Philippines, Iran, Bờ Biển Ngà hay Malaysia,... thì châu Âu cũng là một trong những thị trường mục tiêu vô cùng tiềm năng đối với Việt Nam ở hiện tại và cả trong tương lai.
Tuy nhiên, thực tế nhiều loại gạo do Việt Nam sản xuất hiện vẫn chưa thể đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này. Mặc dù Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực thế nhưng việc chưa đáp ứng được chất lượng của gạo xuất khẩu thật sự là một thiệt thòi vô cùng lớn cho ngành lúa gạo của Việt Nam.
Để có thể đáp ứng được những mục tiêu đề ra Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, ông Trần Thanh Nam đã phát biểu trong Hội nghị Gạo thế giới lần thứ 10 diễn ra vào ngày 11/10/2018 được tổ chức tại Hà Nội. Ông cho biết, trong thời gian sắp tới Việt Nam sẽ cần tập trung nhiều hơn nữa trong các công tác đầu tư và nghiên cứu cũng như phát triển các giống lúa chất lượng cao để xây dựng một thương hiệu Việt Nam vững mạnh.
Đặc biệt, Việt Nam sẽ chú ý đẩy mạnh liên kết theo chuỗi ở trong hoạt động chế biến, bảo quản và sản xuất những sản phẩm chuyên sâu từ gạo.
Những giá trị to lớn mà sản xuất lúa gạo mang lại
Gạo là một sản phẩm nông nghiệp từ cây lúa nằm trong một quá trình sản xuất thuần nông, gồm có các giai đoạn chính như sau: Làm đất, lựa chọn giống thóc, gieo hạt giống, ươm mầm, cấy mạ, chăm bón cây trồng (bón phân và tưới nước), gặt lúa và xay xát để cho ra thành phẩm cuối cùng.
Gạo là nguồn thu nhập chính và cũng là cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn cầu. Họ đã sử dụng khoảng 150 triệu hecta đất mỗi năm để trồng lúa, sản lượng cho ra khoảng 600 triệu tấn/năm. Những loại gạo hạt dài (như gạo trắng, gạo nâu, gạo đỏ) cùng một số loại hạt đen của chi lúa hoang (“châu Á”) được trộn lẫn với nhau. Châu Phi chính là nơi sản xuất và cũng là thị trường tiêu thụ chính, chiếm đến khoảng 90% lượng gạo của thế giới.
Hiện tại, ở Việt Nam, lúa gạo được trồng nhiều nhất tại các khu vực Đồng bằng sông Hồng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng giá trị cho xuất khẩu gạo ra nước ngoài tại hai thị trường này đã là một con số rất lớn.
Những loại gạo phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường lúa gạo nước ta đang phổ biến với các loại gạo như: Gạo tẻ, gạo tấm và gạo nếp.
Sản xuất gạo để xuất khẩu sang Thái Lan bao gồm: Gạo thơm và gạo trắng dài.
Ngoài ra, thị trường còn những loại gạo khác như: Gạo basmati của Ấn Độ, gạo Gerdeh của Iran.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU dự kiến tăng thêm trong thời gian tới
Theo như dự báo mới nhất từ các chuyên gia cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm nay nhờ lực đẩy từ Hiệp định EVFTA và nhu cầu của thị trường đang tăng cao.
Các chuyên gia cũng kỳ vọng rằng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU sẽ đạt khoảng 80.000 - 90.000 trong năm nay, đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay.
Nguyên nhân, có được mức tăng cao như vậy là vì sản xuất gạo ở EU đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết xấu, nhất là hạn hán ở Ý - nước sản xuất gạo lớn nhất của khu vực, theo đó sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo từ bên ngoài EU.
Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gạo cho EU. Ngoài ra, thị phần gạo của nước ta tại EU cũng đã tăng lên mức 2,5% so với 1,4% của cùng kỳ.
Thông tin vừa rồi cũng đã khép lại nội dung bài viết về giá gạo hôm nay, hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Mời bạn đọc tham thêm các thông tin về giá hồ tiêu, tình hình biến động của giá hạt điều, giá cao su...mới nhất trên trang Việt Nam Biz.
Tại đây, bạn đọc cũng sẽ được cập nhật nhanh chóng và chính xác diễn biến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay và dự báo giá lúa gạo trong thời gian tới.