|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chủ đề

Da giày

Ngành giày dép Indonesia muốn cạnh tranh với Việt Nam tại EU

Ngành giày dép Indonesia muốn cạnh tranh với Việt Nam tại EU

Indonesia mong muốn ký hiệp định thương mại tự do với châu Âu để được hưởng thuế ưu đãi đối với mặt hàng giày dép và cạnh tranh với Việt Nam. Hiện tại quốc gia này chịu mức thuế 20% khi xuất khẩu giày dép sang châu Âu và Mỹ.
Hàng hóa -16:09 | 26/01/2024
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày đạt tối thiểu 106 tỷ USD vào năm 2030

Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày đạt tối thiểu 106 tỷ USD vào năm 2030

Trong chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 vừa được phê duyệt, mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày cả nước năm 2025 đạt 77 - 80 tỷ USD và năm 2030 đạt 106 - 108 tỷ USD.
Hàng hóa -22:33 | 30/12/2022
Xuất khẩu da giày sẽ khó khăn cho đến quý II/2023, doanh nghiệp cần mở rộng thị trường có FTA

Xuất khẩu da giày sẽ khó khăn cho đến quý II/2023, doanh nghiệp cần mở rộng thị trường có FTA

Đại diện Lefaso cho biết hiện lạm phát toàn cầu, đặc biệt ở Mỹ, EU khiến các đơn hàng của ngành da giày sụt giảm, khó khăn này được dự báo sẽ kéo dài đến quý II/2023. Do vậy, các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường Việt Nam có FTA.
Hàng hóa -21:08 | 09/12/2022
Khó hơn cả thời COVID, doanh nghiệp 'cạn' đơn hàng, xoay xở mọi cách giữ việc cho lao động

Khó hơn cả thời COVID, doanh nghiệp 'cạn' đơn hàng, xoay xở mọi cách giữ việc cho lao động

Theo các doanh nghiệp, tình trạng đơn hàng giảm sút đang khiến người lao động bị ảnh hưởng việc làm, nhà máy phải thu hẹp quy mô ngay trong mùa cao điểm cuối năm. Khó khăn này được dự báo còn kéo dài nên các doanh nghiệp phải tìm mọi cách, áp dụng nhiều giải pháp để duy trì sản xuất và lực lượng lao động cho công ty.
Hàng hóa -20:14 | 01/12/2022
Một doanh nghiệp da giày dừng hợp đồng với gần 1.200 công nhân do không có đơn hàng sản xuất

Một doanh nghiệp da giày dừng hợp đồng với gần 1.200 công nhân do không có đơn hàng sản xuất

Một doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan chuyên sản xuất giày xuất khẩu sang châu Âu vừa thông báo phải thu hẹp sản xuất và chấm dứt hợp đồng lao động với 1.185 công nhân kể từ ngày 1/12.
Hàng hóa -15:33 | 02/11/2022
Kim ngạch xuất khẩu da giày tăng 13% trong 7 tháng, khó khăn đang chờ phía sau

Kim ngạch xuất khẩu da giày tăng 13% trong 7 tháng, khó khăn đang chờ phía sau

7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt hơn 14 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên chặng đường còn lại của năm 2022, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, đơn hàng từ Mỹ, EU sụt giảm.
Hàng hóa -16:13 | 25/08/2022
Dệt may, da giày chi gần 7,8 tỷ USD nhập khẩu nguyên phụ liệu Trung Quốc

Dệt may, da giày chi gần 7,8 tỷ USD nhập khẩu nguyên phụ liệu Trung Quốc

6 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam khi chiếm tỷ trọng lên đến 53%.
Hàng hóa -07:50 | 26/07/2022
Mỹ, EU tăng nhập khẩu hàng dệt may, giày dép của Việt Nam

Mỹ, EU tăng nhập khẩu hàng dệt may, giày dép của Việt Nam

Trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường hậu COVID-19, nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may, giày dép của Mỹ va EU tăng bật. Đây là động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam.
Hàng hóa -07:52 | 18/04/2022
Việt Nam lần đầu tiên chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu

Việt Nam lần đầu tiên chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu

Theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021 (World Footwear Yearbook 2021) vừa được công bố, lần đầu tiên, Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu.
Hàng hóa -09:36 | 04/03/2022
Dự báo xuất khẩu da giày tăng trưởng 10-15%, đạt 25 tỷ vào năm 2022

Dự báo xuất khẩu da giày tăng trưởng 10-15%, đạt 25 tỷ vào năm 2022

Xuất khẩu da giày đạt 20,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2020 nhờ tận dụng hiệp định CPTPP và EVFTA. Lefaso dự kiến năm 2022 tăng trưởng toàn ngành da giày – túi xách sẽ tăng 10-15% so với năm 2021, đạt khoảng 23-25 tỷ USD.
Hàng hóa -16:13 | 26/01/2022
Thị phần giày dép Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 10 năm qua

Thị phần giày dép Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 10 năm qua

Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép, với lượng xuất khẩu đạt 1,2 tỷ đôi trong năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua mức 10% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới (chiếm 10,2%), tăng 4,4 lần so với năm 2011.
Hàng hóa -07:41 | 12/11/2021
Chuỗi cung ứng khó khăn khiến một số công ty dệt may, da giày rời bỏ Việt Nam và Trung Quốc sang châu Âu

Chuỗi cung ứng khó khăn khiến một số công ty dệt may, da giày rời bỏ Việt Nam và Trung Quốc sang châu Âu

Theo Reuters, một số công ty dệt may và da giày quốc tế đang dần dịch chuyền khỏi châu Á. Song, số khác vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào các cơ sở sản xuất tại Việt Nam và Trung Quốc.
Hàng hóa -17:26 | 10/11/2021
Lao động ùn ùn về quê, doanh nghiệp dệt may, da giày kiệt quệ tài chính, nhân lực

Lao động ùn ùn về quê, doanh nghiệp dệt may, da giày kiệt quệ tài chính, nhân lực

Thời gian giãn cách xã hội, doanh nghiệp dệt may, da giày đã phải tiêu tốn nhiều chi phí để duy trì sản xuất, đến khi mở cửa trở lại áp lực thiếu nhân lực lại đè nặng ngành hàng dù đối tác đã sẵn sàng phục hồi quan hệ, tiếp nối đơn hàng.
Hàng hóa -20:31 | 08/10/2021
Không lo ngại việc lệ thuộc nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc

Không lo ngại việc lệ thuộc nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Nguyễn Ngọc Thành cho biết đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương chưa ghi nhận việc các doanh nghiệp trong nước phản ánh việc thiếu nguyên liệu đầu vào.
Hàng hóa -20:56 | 30/09/2021
Doanh nghiệp Mỹ lại gửi thư giục ông Biden hỗ trợ thêm vắc xin cho Việt Nam

Doanh nghiệp Mỹ lại gửi thư giục ông Biden hỗ trợ thêm vắc xin cho Việt Nam

Một số công ty bán lẻ tại Mỹ vừa gửi thư cho Tổng thống Joe Biden, thúc giục Washington chuyển thêm vắc xin cho Việt Nam. Đây không phải lần đầu doanh nghiệp Mỹ có động thái tương tự.
Thời sự -21:30 | 25/09/2021
Da giày

Da giày hôm nay, sản lượng xuất khẩu da giày trong năm 2020

Mặc dù đang bị áp đảo ngay tại chính sân nhà, nhưng theo nhận định của các chuyên gia và doanh nghiệp, thị trường nội địa vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp giày dép nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn, xu hướng sử dụng sản phẩm chất lượng không ngừng tăng cao.

Tiềm năng ngành sản xuất da/da già tại Việt Nam

 Theo đánh giá của Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép trong nước khoảng 150 triệu đôi/năm, song sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu. Các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp đã bắt đầu được các doanh nghiệp khai thác trong vài năm gần đây, nhưng số lượng ít và hiện vẫn bị lép vế trước các thương hiệu lớn trên thế giới.

Mặc dù thị phần giày dép Trung Quốc, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chiếm vị trí áp đảo tại các chợ đầu mối của ngành da giày từ Nam ra Bắc. Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên tại chợ đầu mối An Đông (TP HCM), hàng Việt Nam đang từng bước nâng dần vị trí cạnh tranh so với hàng Trung Quốc nhờ chất lượng và mẫu mã ngày càng được cải thiện.

Tại chợ đầu mối An Đông đã có nhiều sạp hàng tập trung bán các các sản phẩm giày dép của Việt Nam. 

Một số tiểu thương tại đây cho biết, mặc dù hàng Trung Quốc, hàng Thái Lan bán tại chợ vẫn còn nhiều, tuy nhiên tỉ lệ hàng Việt Nam cũng ngày càng tăng tại các sạp hàng do nhu cầu của người tiêu dùng với hàng Việt ngày càng nhiều.

Nguyên nhân là do hàng Việt Nam ngày càng được cải thiện về mẫu mã và chất lượng, đã có nhiều sản phẩm hàng Việt chất lượng cao có thương hiệu thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng nhờ mẫu mã đẹp, ổn định, chất lượng tốt. 

Ngoài ra, việc các doanh nghiệp cũng ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng cũng góp phần nâng cao vị thế của hàng Việt Nam đối với người tiêu dùng.

Trước vấn nạn hàng Trung Quốc, hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường, để đứng vững ở thị trường nội địa là một việc không hề dễ dàng. 

Đó cũng là nguyên nhân khiến phần lớn doanh nghiệp giày dép của Việt Nam hướng vào làm hàng xuất khẩu thay cho phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Nhận thức được tiềm năng của thị trường nội địa, trong thời gian gần đây một số doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm hơn đến "sân nhà".

Nhận định về cơ hội của các doanh nghiệp tại thị trường nội địa, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng, trong chiến lược phát triển ngành da giày trong nước, một điều mà các doanh nghiệp có thể làm được là chủ động được chuỗi liên kết nội địa. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã hình thành chuỗi liên kết nội địa bằng việc mua nguyên liệu từ những nhà cung ứng nội địa để sản xuất. Do vậy, để phát triển được thị trường nội địa các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết để tạo sức mạnh cạnh tranh. 

Cập nhật tin tức tổng quan ngành da giày việt nam trong năm 2020. Đồng thời nhận định các chuyên gia về ngành da giày trong nước và quốc tế. 

Xu hướng nghành da giày hiện nay

Đại diện hiệp hội ngành da giày việt nam cho biết, trong những tháng đầu năm 2020, kim gạch xuất khẩu da giầy đang tăng khá nhanh so với cùng kì thời điểm này năm ngoái.

Nhiều doanh nghiệp thường xuyên mở hội chợ triển lãm da giày tại Tphcm, Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố lớn để kích thích thị trường và giới thiệu các sản phẩm mới đến công chúng và bạn bè thế giới.

Dòng tiền vẫn dồi dào trên TTCK, song cần chắt lọc lựa chọn cổ phiếu
Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán đang tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ dòng tiền dồi dào. Tuy nhiên, ở mức định giá cao, cơ hội sẽ trở nên khó hơn, nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn các cổ phiếu có mức định giá vẫn hấp dẫn.