Giá hồ tiêu - giá hạt tiêu mới nhất ngày hôm nay
Giá tiêu hôm nay (2/10) ổn định tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Hiện tại, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được ghi nhận có giá thu mua cao nhất là 72.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch được điều chỉnh tăng với biên độ hơn 0,1%.
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu đi ngang trong khoảng 69.000 - 72.000 đồng/kg tại thị trường trong nước.
Trong đó, mức giá thu mua thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai là 69.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, hồ tiêu được thu mua với mức giá cao hơn một chút là 69.500 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông tiếp tục duy trì thu mua hồ tiêu với mức giá chung là 70.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng neo tại mức tương ứng là 71.000 đồng/kg và 72.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)
Đắk Lắk
70.000
-
Gia Lai
69.000
-
Đắk Nông
70.000
-
Bà Rịa - Vũng Tàu
72.000
-
Bình Phước
71.000
-
Đồng Nai
69.500
-
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 29/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 28/9 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.280 USD/tấn, tăng 0,25%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)
Ngày 28/9
Ngày 29/9
% thay đổi
Tiêu đen Lampung (Indonesia)
4.269
4.280
0,25
Tiêu đen Brazil ASTA 570
2.950
2.950
0
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA
4.900
4.900
0
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.333 USD/tấn, tăng 0,25%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)
Ngày 28/9
Ngày 29/9
% thay đổi
Tiêu trắng Muntok
6.317
6.333
0,25
Tiêu trắng Malaysia ASTA
7.300
7.300
0
Theo thống kê sơ bộ của VPSA, Việt Nam đã nhập khẩu 1.731 tấn hồ tiêu trong tháng 8, giảm 21,2% so với tháng trước.
Trong đó nhập khẩu từ Brazil tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp xuống còn 777 tấn, tương ứng giảm 48,5% so với tháng trước. Nhập khẩu tiêu từ Indonesia cũng giảm 9,2% nhưng tăng nhập khẩu từ Campuchia tăng 63,1% đạt 455 tấn.
Lũy tiến từ 1/1 đến 30/8/2023, Việt Nam đã nhập khẩu 19.012 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 17.810 tấn, tiêu trắng đạt 1.202 tấn, so với cùng kỳ năm 2022 lượng nhập khẩu giảm 31,9%, tương đương 8.905 tấn.
Brazil là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng qua đạt 11.601 tấn, tăng 56,9% và chiếm 61% thị phần. Nhập khẩu từ Campuchia và Indonesia đạt 3.383 tấn và 2.328 tấn, giảm lần lượt 72,3% và 52,0% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp nhập khẩu tiêu lớn nhất trong 8 tháng gồm Olam với 7.616 tấn, giảm 10,9% và chiếm 40,1% thị phần; Trân Châu 3.111 tấn, giảm 2,8%; Nedspice 1.589 tấn, tăng 70,9%; KSS Việt Nam 1.121 tấn, giảm 34,2%… Năng lực chế biến hồ tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất lớn.
Mỗi năm các doanh nghiệp có thể xử lý lên tới trên 140.000 tấn, trong khi sản lượng tiêu trong nước còn thấp.
Do đó, ngoài việc tham gia vào khâu chế biến sản phẩm trong nước, ngành hồ tiêu có thể chế biến cho những nước xuất khẩu tiêu có công nghệ chế biến chưa phát triển như Indonesia, Campuchia, Brazil,…
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2023 đạt mức 228,8 yen/kg, tăng 0,35% (tương đương 0,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2023 được điều chỉnh lên mức 12.580 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,12% (tương đương 15 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Cao su Campuchia, trong 7 tháng đầu năm 2023, Campuchia xuất khẩu được 170,97 nghìn tấn cao su, trị giá 228,5 triệu USD, tăng 3% về lượng, nhưng giảm 12,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu cao su bình quân đạt mức 1.337 USD/tấn, giảm 244 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022. Cao su của Campuchia được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như: Malaysia, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc.
Tính đến thời điểm hiện tại, Campuchia có tổng cộng 404.578 ha cao su, trong đó 315.332 ha (tương đương 78%) cho khai thác mủ.
Cũng trong giai đoạn này, xuất khẩu cao su tự nhiên (không bao gồm cao su tổng hợp) của Indonesia đạt 1,08 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, xuất khẩu cao su tiêu chuẩn đạt 1,05 triệu tấn, giảm 17%; xuất khẩu cao su hun khói đạt 24 nghìn tấn, giảm 19%; xuất khẩu mủ cao su đạt 2,5 nghìn tấn, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu cao su tự nhiên của Indonesia sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 139 nghìn tấn, tăng 45%; trong khi xuất khẩu cao su hỗn hợp sang Trung Quốc đạt 12 nghìn tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Đồng thời, Bờ Biển Ngà xuất khẩu được 832,55 nghìn tấn cao su, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022.
Bờ Biển Ngà là nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất châu Phi. Xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà liên tục tăng trong những năm gần đây, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Tóm lược về ngành hồ tiêu Việt Nam
Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng.
Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của nông nghiệp Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ không những của nông nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới.
Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1983-1990 khi giá Hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng cao. Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tục tăng lên và đạt gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970. Với tốc độ tăng bình quân 27,29%/năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của Việt Nam đã vượt mức 50.000 ha vào năm 2004.
Trong hơn 5 năm trở lại đây từ cuối 2008 đến nay khi giá tiêu tăng gấp đôi các năm trước và đến năm 2011 giá tiêu đã đạt mức kỷ luật 5,500 – 5,800 USD/tấn đối với tiêu đen và 8,000 – 8,500 USD/tấn tiêu trắng đã gia tăng diện tích trồng tiêu lên nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2013 diện tích trồng tiêu của Việt Nam đã đạt gần 60.000 ha.
Song song với sự phát triển nhanh chóng của diện tích và sản lượng, từ 1998 xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam cũng tăng nhanh với tốc độ 15-20% bình quân mỗi năm. Năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu đạt 56,506 tấn chiếm 28% tổng xuất khẩu của thế giới.
Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu với sản lượng hồ tiêu. Của Thế giới. Từ 2009 đến năm 2013 xuất khẩu đạt bình quân từ 120.000 -125.000 tấn mỗi năm. Hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu tới gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt là xuất khẩu các loại hàng chất lượng cao vào Mỹ và các nước EU ngày càng tăng.
Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ như vậy là do Việt Nam hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến. Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Các nhà chế biến và xuất khẩu luôn chủ động mở rộng thị trường, đầu tư nhà máy chế biến hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm. Bên cạnh đó có Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam được thành lập tháng 12/2001, là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động tích cực và hiệu quả vì quyền lợi, vì sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam.
Năm 2005, được sự nhất trí của tổ chức Liên hiệp quốc và Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế Việt nam đã gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), hiệp hội Hồ tiêu Việt nam được Bộ NN-PTNT giao trực tiếp tham gia các hoạt động của IPC, cùng chia xẻ thông tin ngành hàng về thị trường giá cả, về áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng tiêu theo phương pháp hữu cơ bền vững ( GAP ), về tiêu chuẩn chất lượng .v.v..
Năm 2004 Việt Nam gia nhập WTO, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào quy luật thị trường, doanh nghiệp Việt nam và doanh nghiệp FDI cùng kinh doanh mua bán, chế biến và XNK hồ tiêu và cạnh tranh lành mạnh ngay trên sân nhà. Với những đặc tính như trên cùng sự chủ động và sáng tạo, Hồ tiêu Việt Nam đã sẵn sàng vượt qua mọi thách thức và tự tin sẽ nắm bắt tốt cơ hội để phát triển hơn nữa, khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trường quốc tế.
Thị trường hồ tiêu - hạt tiêu trong nước
Tại trong nước, trái ngược với những dự đoán lạc quan đầu vụ về năng suất giảm, các nước mở cửa sau COVID-19, Việt Nam được hưởng lợi từ những hiệp định thương mại tự do... giá hồ tiêu liên tiếp lao dốc từ đầu năm 2022 đến nay.
Hiện giá tiêu đen nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên dao động ở mức 69.000 – 72.000 đồng/kg, giảm 12-13% (tương đương 10.000 – 10.500 đồng/kg) so với trên dưới 80.000 đồng/kg hồi đầu năm nay.
Giá tiêu giảm đã bào mòn lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu trong bối cảnh chi phí sản xuất như giá phân bón, xăng dầu, nhân công… đều tăng cao.
Thị trường hồ tiêu thế giới
Thương mại hồ tiêu toàn cầu trong nửa đầu năm nay ghi nhận sự sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu của các nhà cung cấp hàng đầu như Việt Nam, Brazil, Indonesia giảm lần lượt là 19,7%, 17% và 16%.
Trong bối cảnh đó, giá tiêu đen xuất khẩu tại các nước sản xuất chính tính đến cuối tháng 6/2022 đã giảm 8 – 16% so với đầu năm và giảm khoảng 4 – 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân là bởi thị trường hàng hóa nói chung và hồ tiêu nói riêng chịu nhiều tác động tiêu cực bởi cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine, nỗi lo lạm phát lan rộng trên toàn cầu, buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất. Điều này đẩy đồng USD lên cao, trong khi đó, Trung Quốc lại kiên trì với chính sách Zero COVID khiến việc tiêu thụ hồ tiêu bị ngưng trệ.
Hiện thị trường hồ tiêu toàn cầu đang khá trầm lắng do người mua và người bán vẫn tỏ ra thận trọng trong một thị trường bị chi phối bởi sự bất ổn kinh tế và lạm phát.
Động lực để giá hồ tiêu cuối năm nay ở mức cao hơn năm ngoái đang dần bị triệt tiêu. Thông thường giá cả chủ yếu phụ thuộc vào cung – cầu, năm nay nhu cầu giảm là yếu tố chính dẫn đến sự đi xuống của giá cả.
Đặc biệt là tại khu vực châu Á khi nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm đáng kể, trong khi nguồn cung vụ mùa mới từ Brazil và Indonesia đang tiếp tục bổ sung vào thị trường.
Theo các chuyên gia, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga – Ukraine đang gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, trong khi những lo ngại về làn sóng COVID-19 mới trên toàn cầu cũng như chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt tại Trung Quốc góp phần vào sự không chắc chắn của thị trường hồ tiêu. Điều này dự kiến sẽ không thay đổi trong ngắn hạn.
Lạm phát tăng đang đẩy lãi suất lên cao khiến người mua càng phải thận trọng hơn. Nhà chế biến gia vị của Mỹ McCormick, báo cáo rằng lạm phát toàn cầu đã bắt đầu ảnh hưởng đến tiêu thụ gia vị.
Lợi nhuận gộp của công ty giảm 15% so với cùng kỳ xuống còn 523 triệu USD trong quý 2 năm 2022. Phân khúc người tiêu dùng tác động đến sụt giảm này là châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương.
VietnamBiz tổng hợp từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước về giá hồ tiêu – hạt tiêuvà hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Thế giới.
Thường xuyên cập nhật bảng giá hồ tiêu mới nhất hiện nay. Đồng thời tổng hợp các bài viết về giá hạt tiêu đen, trắng trên sàn giao dịch quốc tế. Dự báo giá tiêu trong năm 2019 khi Ấn Độ đang phải chạy đua để khắc phục hậu quả từ sâu bệnh.