Ngành Dệt may Việt Nam, thị trường dệt may năm 2020
Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam luôn là một trong số những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật tiên tiến, đội ngũ lao động có nhiều kinh nghiệm và tay nghề chuyên nghiệp ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách của nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng được khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa cho người dân sử dụng, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra các nước khác trên thị trường thế giới.
Điểm mạnh của ngành dệt may Việt Nam
Điểm mạnh đầu tiên của ngành dệt may là trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Song song đó, các doanh nghiệp dệt may đã ra sức xây dựng thành công được các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới.
Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt. Dệt May Việt Nam còn gia nhập vào các hiệp hội mang lại lợi ích đáng ngờ cho Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng.
Mặc dù nước ta có nhiều điểm mạnh nổi trội nhưng vẫn phải chịu nhiều gian khổ, ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế và những thách thức từ phía các nước khác trên thế giới.
Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong thời kỳ hiện nay.
Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển.
Trang thông tin điện tử Kinh tế - Tiêu dùng VietnamBiz tổng hợp từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước số liệu thống kê ngành dệt may việt nam trong năm 2020.
Đồng thời cung cấp các thông tin về nhận định chuyên gia về tổng quan ngành dệt may việt nam 2020, thực trạng ngành dệt may việt nam hiện nay trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang có xu hướng giảm mạnh.
Tương lai ngành dệt may việt nam sẽ ra sao?
Theo đại diện nhiều doanh nghiệp may mặc trong nước cho biết, xu hướng phát triển của ngành may mặc việt nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi nguồn tiêu thụ đang giảm dần và nguồn hàng tồn kho đang tăng cao.
Ngoài ra, chịu ảnh hưởng tàn phá từ mưa bão suốt nhiều tháng qua khiến năng suất bông gòn tại Ấn Độ đang giảm đáng kể.