Tin tức thị trường Xi măng/Clynker mới nhất ngày hôm nay
Xi măng/clynker lập kỉ lục xuất khẩu tại thị trường Việt Nam. Đây là một trong những tin vui của ngành hàng hóa tuy nhiên vân có những điều phải lo nghĩ.
Xi măng/clynker lập kỉ lục xuất khẩu với tổng giá trị kim ngạch tính đến hết 11 tháng đầu năm 2018 là 1.12 tỉ USD, tăng cả số lượng và trị giá so với cùng kì năm 2017. Theo thống kê, có đến 29 triệu tấn xi măng /clynker đã được xuất khẩu. Con số này là con số kỉ lục của ngành hàng này từ trước đến nay của thị trường Việt Nam.
Các thị trường xuất khẩu xi măng/clynker chủ đạo của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, Bangladesh và Philippines. 3 thị trường này chiếm đến 72% tổng lượng xi măng xuất khẩu với 20 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với 8.7 triệu tấn và giá trị 321 triệu USD.
Xi măng/clynker xuất khẩu sang Trung Quốc, Bangladesh đạt giá trị 6,1 triệu tấn với 206 triệu USD. Bangladesh là một trong những thị trường xuất khẩu của Việt Nam Nam và và xi măng là một trong những nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta trong quốc gia này.
Tại Philippines lượng xi măng xuất khẩu 11 tháng của năm 2018 đạt 6 triệu tấn với mức giá trị hơn 280 triệu USD. Ngoài 3 thị trường trên thì Đài Loan cũng là một trong những thị trường xuất khẩu xi măng lớn của Việt Nam với 1,4 triệu tấn đạt giá trị hơn 50 triệu USD.
Thị trường xi măng/clynker và những bước tăng trưởng vượt bậc
Xuất khẩu xi măng/clynker đã có những dấu hiệu tăng phi mã từ năm 2017 đến nay. Giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 21 triệu tấn và chỉ tính riêng 11 tháng của năm 2018 tổng lượng xi măng/clynker xuất khẩu đã vượt xa kế hoạch của cả năm.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc này là tác động điều chỉnh chính sách của Trung Quốc. Quốc gia này đã cho đóng cửa một loạt nhà máy xi măng gây ô nhiễm vì thế Thế Trung Quốc đã phải tăng cường nhập khẩu, đặc biệt là nhập từ thị trường Việt Nam dẫn đến sản lượng xi măng lên cơ xuất khẩu tăng đột biến.
Tuy việc tăng số lượng xuất khẩu xi măng/clynker là một dấu hiệu đáng mừng nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, vẫn còn nhiều điều phải lo ngại.
Các đối tác nhập khẩu xi măng từ Việt Nam dùng nhiều chiêu để ép giá vì thế đã từng có thời gian các doanh nghiệp tại Việt Nam cạnh tranh giá bán không như mong đợi. Điều này mang lại sự tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu nhưng lại không mang lại giá trị nhiều cho nền kinh tế.
Trong khi giá trị xuất khẩu xi măng không được như kỳ vọng nhưng các nhà sản xuất xi măng Lại phải đối diện với nhiều vấn đề đặc biệt là tăng chi phí đầu vào với các nguyên liệu than,điện,…
Năm 2019 tiếp tục là một năm đầy thách thức đặc biệt là với khả năng tăng trưởng của nền xi măng Việt Nam. Bên cạnh đó nguyên liệu là than cho sản xuất đang dần cạn kiệt dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu.
Thị trường xi măng, Clynker ngày hôm nay
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu clanhke và xi măng trong 10 tháng tính từ đầu năm 2018 đạt 26,2 triệu tấn và trị giá đạt 1,01 tỷ USD, tăng 73,5% về lượng và tăng 90,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Xem thêm tin tức các ngành hàng khác tại mục Hàng Hóa