Giá giấy, thị trường giấy trong ngành công nghiệp hiện nay
Thông tin mới nhất về ngành giấy, đặc biệt là ngành lấy sản xuất công nghiệp. Cập nhật dữ liệu biến động thị trường giấy, tin tức mới nhất về cơ hội, những thuận lợi, khó khăn thách thức của các doanh nghiệp sản xuất giấy.
Tiềm năng ngành giấy Việt Nam
Công nghiệp giấy Việt Nam đang có mức tăng trưởng rất mạnh mẽ, tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động. Đồng thời đây chính là ngành cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác như khai thác gỗ rừng trồng của Lâm Nghiệp, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, hỗ trợ những người trồng ruwngfg, tạo điều kiện cho các ngành chế biến thuận lợi phát triển.
Hiện nay ngành giấy đang cung cấp lượng lớn sản phẩm cho mục đích rất đa dạng: hoạt động giáo dục, các hoạt động văn hóa xã hội, nghiên cứu sản xuất bao bì cho nhiều lĩnh vực kinh tế khá.
Đáng chú ý, mảng giấy bao bì , hộp giấy, sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng của nhiều những hoạt động kinh doanh khác đặc biệt là sự bùng nổ kinh doanh online phát triển giao hàng qua mạng.
Những khó khăn của ngành giấy Việt Nam hiện nay
Tuy rằng đây là ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng rất mạnh mẽ nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành giày vẫn phải làm đối mặt với nhiều thách thức lớn như sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường nội địa và đặc biệt là trong chính sách quản lý, khó khăn bởi giá nguyên liệu đầu vào đang có xu hướng tăng cao.
Mặc dù sản phẩm giấy bao bì đang được ưa chuộng và như cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đang kém so với các doanh nghiệp trong khu vực do quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, và đặc biệt mức thuế nhập khẩu các loại giấy hiện nay của nước ta vẫn đang ở mức 0%.
Trong khi đó Trung Quốc Vẫn đang áp dụng thuế xuất nhập khẩu 7% với hầu hết loại giấy. Điều này gây bất lợi lớn cho các doanh nghiệp trong nước
Nguyên liệu đầu vào chủ yếu của ngành giấy hiện nay là giấy tái chế. nguyên liệu này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, các doanh nghiệp tận dụng giấy phế liệu để sản xuất ra các sản phẩm mới, giúp giảm chi phí, giảm thiểu được chi phí xử lý môi trường.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp giấy phế liệu trong nước ốc hiện nay không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nên cần phải nhập khẩu với lượng lớn giấy phế liệu.
Trong khi đó giấy thu gom phế liệu trong nước chỉ đạt ở nở mức ngưỡng dưới trung bình của thế giới với con số dưới 40% trước khi các loại giấy phế liệu được đưa vào phân loại và xử lý.
Ngoài ra tại Việt Nam, giấy phế liệu nhập khẩu trong thời gian qua bị siết chặt đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước.
Các nước trên thế giới như Thái Lan Indonesia Hàn Quốc đều coi giấy phế liệu là hàng hóa thông thường thậm chí đây là sản phẩm được nhập khẩu mà không cần khai báo báo.
Sự thay đổi chính sách quản lý trong việc nhập khẩu phế liệu là điều cần thiết tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực giấy hiện nay.Sản xuất ngành giấy trong công nghiệp
Thành phần nguyên liệu:
Phần lớn ngành sản xuất giấy được làm bằng gỗ, vỏ cây, hay là những nguyên liệu từ giấy đã sử dụng qua.
Trong công nghiệp, nguyên liệu chính là sợi cellulose gỗ hoặc rơm. Ngoài ra còn cần dùng đến keo và các chất độn. Độ dài của các sợi cellulose thay đổi tùy theo nguyên liệu làm giấy và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ bền về thời gian của giấy.
Không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng làm giấy trong công nghiệp được. Gỗ từ các loại cây trong bảng dưới đây được coi là thích hợp để dùng làm giấy:
Cây lá kim (Cây gỗ mềm): | Cây lá rộng (Cây gỗ cứng): |
- Vân sam
- Linh sam
- Thông
- Thông rụng lá
| - Sồi
- Dương
- Cáng lò (Cây bulô)
- Bạch đàn (Cây khuynh diệp)
|