Khí đốt là gì? Ứng dụng của khí đốt
Thông tin mới nhất về khí đốt (khí gas), biến động thị trường kinh doanh khí ga tại Việt Nam, thị trường khí đốt, giá gas hôm nay,... tổng hợp từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước
Thông tin cơ bản về khí đốt
Khí gas là một chất có khả năng có thể đốt cháy với cấu tạo chủ yếu gồm hai thành phần là các bon và hidro. Bên cạnh dầu mỏ, than đá và các loại khí khác, khí đốt được xếp là một trong những nhiên liệu hóa thạch.
Khí gas là một nguyên liệu công nghiệp sử dụng phổ biến trong các hoạt động sản xuất như lò gạch, lò gốm gốm, hoạt động sản xuất xi măng. Đây cũng là một trong những những nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động cho nhà máy nhiệt điện trong việc đốt các tuabin phát điện, bên cạnh đó cũng đóng vai trò quan trọng cho ngành công nghiệp luyện kim loại và chế biến thực phẩm.
Khí gas vốn là một nguồn năng lượng sạch, ít ô nhiễm nhất so với tất cả các nhiên liệu hóa thạch khác. Ngày nay, khí đốt là một nguồn năng lượng chạy dưới lòng đất ở hầu hết các thành phố ở các nước phát triển, cung cấp năng lượng sử dụng cho gia đình như đun nấu, sưởi ấm và là năng lượng cần thiết cho các ngành công nghiệp. Ngoài ra, đây là nhiên liệu thân thuộc với người tiêu dùng khi xuất hiện trong nhà dưới dạng bếp ga, lò nướng, lò sấy.
Giá gas ở mỗi khu vực chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác nhau không phải luôn phụ thuộc giá khí cạnh tranh. Khu vực Bắc Mỹ là khu vực hoạt động theo thị trường cạnh tranh, bên cạnh đó khu vực Châu Âu đang dần hướng đến thị trường cạnh tranh với 66% giá khí theo quy luật cung cầu. Trong khi đó, Châu Á và Mỹ Latin là những khu vực có giá khí gas chịu ảnh hưởng bởi giá dầu và do chính phủ quy định như FSU, Châu Phi và Trung Đông.
Bên cạnh đó, giá gas khai thác cho tiêu thụ nội địa và nhập khẩu tương đối khác nhau. Giá gas nội địa chịu ảnh hưởng từ chính sách giá khí theo quy định của chính phủ trong nước. Tùy theo quy định về giá ở mỗi nước mà bảng giá khí đốt có thể được phân loại theo hàng hoặc được chính phủ quy định theo từng gia đoạn.
Chuyển động thị trường kinh doanh khí đốt tại Việt Nam hiện nay
Thị trường khí gas nội địa hiện nay gặp nhiều vấn đề trong việc siết chặt các quy định và các điều kiện kinh doanh dành đối với những doanh nghiệp hoạt động trong mảng này, việc thay đổi liên tục các quy định của chính phủ khiến cho các doanh nghiệp này liên tục phải thay đổi.
Đặc biệt là trong vấn đề về an toàn phòng chống cháy nổ, những điều kiện của Chính phủ theo cho các nghị định đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn cho kho chứa, vỏ bình.
Hơn nữa thị trường này cũng rất cạnh tranh với các nhà đầu tư mới, điều này gây ra thách thức lớn dành cho những doanh nghiệp hoạt động trong mảng kinh doanh ga.
Giá gas trong nước hiện nay chịu nhiều ảnh hưởng bởi giá dầu thế giới, đặc biệt chịu tác động mạnh từ các tình hình chính địa Thế giới. Căng thẳng giữa Iran và mỹ gây khó khăn lớn cho thị trường dầu thế giới nói chung và các loại khí đốt nói riêng.
Đặc biệt việc Mỹ miễn trừ đối với một số nhà nhập khẩu của dầu Iran điều này ngày khiến giá dầu tạm thời ra sản lượng sản xuất dầu tại Mỹ trong những năm gần đây có xu hướng tăng khá mạnh.
Hiện nay, Mỹ đang phát triển mạnh với ngành dầu đá phiến với sản lượng sản xuất mỗi ngày dự báo cho năm tới có thể đạt tới 12 triệu thùng dầu mỗi ngày, OPEC cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá dầu, giá khí đốt tự nhiên toàn cầu.
Dự báo nhu cầu khí đốt năm 2023
Theo IEA - Cơ quan Năng lượng quốc tế, trong năm 2021, nhờ một số nền kinh tế (Nhật, Hàn, Mỹ,...) mở cửa trở lại sau dịch COVID-19 và nhiệt độ mùa Đông ở nhiều quốc gia thấp một cách bất thường đã dẫn đến việc giá khí gas phục hồi trở lại (có xu hướng tăng).
Nhu cầu khí đốt tăng cao, trong khi nguồn cung thiếu hụt và suy giảm, cộng với tình trạng thiếu hàng đã khiến khí đốt trên thị trường trở nên khan hiếm và từ đó giá cả cũng tăng mạnh. Sau khi giá tăng, nhu cầu khí đốt trong nửa cuối năm 2021 cũng đã bị kìm hãm theo.
Số liệu của IEA cho thấy tiêu thụ khí đốt đã tăng 4,6% trong năm 2021, hơn gấp đôi mức giảm do dịch COVID-19 năm 2020.
Ngoài ra, việc tăng giá của khí gas trong ngắn hạn cũng sẽ dựa trên mức độ bức thiết của người dùng và thời tiết trong mùa. IEA cho rằng, nếu nhiệt độ mùa đông năm nay bình thường thì nhu cầu với khí đốt tự nhiên trên thị trường sẽ giảm và không còn tăng trưởng như trước.
Nhu cầu toàn cầu với khí đốt dự kiến sẽ tăng ở mức khiêm tốn là 0,9% trong năm 2022, đạt 4,1 nghìn tỷ mét khối khí đốt, sau khi tăng 4,6% trong năm 2021. Sản lượng khí đốt toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,6% - lên 4,2 nghìn tỷ mét khối.
Nhu cầu dự kiến sẽ giảm hơn 4% ở châu Âu và chậm lại ở châu Á, từ mức 7% năm 2021 xuống còn 5% trong năm 2022. Lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nga vào Ukraine có thể tiếp tục đẩy cao giá năng lượng, vốn đã cao chót vót ở châu Âu.
Theo dự báo, ngành khí đốt vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định trong 3 - 5 năm, tuy nhiên việc đầu tư và mở rộng cơ sở hạ tầng theo Quy hoạch phát triển ngành khí đốt đến năm 2030 sẽ giúp mở rộng đối tượng khách hàng và phạm vi hoạt động của các phân khúc đang bị giới hạn về hệ thống phân phối. Đồng thời, nếu giá dầu tiếp tục tăng trong thời gian tới thì thị trường khí đốt có lẽ sẽ ngày càng sôi động hơn.