Giá tiêu hôm nay 7/4: Dao động ở mức 153.000 – 155.000 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Ghi nhận trong sáng đầu tuần, giá tiêu giao dịch ở mức 153.000 – 155.000 đồng/kg, không đổi so với ngày hôm trước.
Cụ thể, giá tiêu ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cùng được thu mua ở mức 155.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá tiêu tại Gia Lai đứng ở mức thấp nhất trên thị trường là 153.000 đồng/kg.
Còn tại các địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai, giá tiêu đồng loạt được giao dịch ở mức 154.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 7/4 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
155.000 |
- |
Gia Lai |
153.000 |
- |
Đắk Nông |
155.000 |
- |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
154.000 |
- |
Bình Phước |
154.000 |
- |
Đồng Nai |
154.000 |
- |

Trên thị trường thế giới
Giá tiêu thế giới cũng không ghi nhận biến động mới trong phiên giao dịch đầu tuần. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Kuching Malaysia được báo giá ở mức cao nhất là 9.900 USD/tấn; tiêu đen Lampung Indonesia đứng ở mức 7.239 USD/tấn; tiêu đen ASTA 570 của Brazil có giá 6.950 USD/tấn.
Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam cũng tiếp tục ổn định trong khoảng 7.100 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 7.300 USD/tấn với loại 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 7/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.239 |
- |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.950 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.900 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
7.100 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
7.300 |
- |
Cũng trong tuần qua, giá tiêu trắng Malaysia ASTA đi ngang ở mức 12.400 USD/tấn, tiêu trắng Việt Nam có giá 10.100 USD/tấn và tiêu trắng Muntok Indonesia ở mức 10.066 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 7/4 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
10.066 |
- |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
12.400 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
10.100 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Báo cáo mới đây của Ptexim cho biết, trong tuần cuối tháng 3 ghi nhận nhu cầu có sự cải thiện từ các thị trường EU, Mỹ và châu Á, trong khi lực mua của Trung Quốc vẫn còn yếu.
Mặc dù 60–70% tổng sản lượng đã được thu hoạch, tuy nhiên nguồn cung ra thị trường vẫn rất hạn chế.
Trong khi đó, liên quan đến mức thuế đối ứng 46% của Mỹ đối với Việt Nam, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sinh cho rằng, chính sách thuế mới này bị ảnh hưởng trước hết là may mặc, gia dụng, đồ gỗ, thuỷ sản, năng lượng, thiết bị máy móc… Còn với các sản phẩm nông sản như hồ tiêu thì doanh nghiệp vẫn đang xuất khẩu vào Mỹ bình thường, theo Vnbusiness.
“Nhiều người đặt câu hỏi nên làm gì, nhưng theo tôi lúc này doanh nghiệp chưa thể làm gì được vì mình không quyết định được những điều đó. Tối qua chúng tôi vẫn chốt đơn hàng bán mấy trăm tấn tiêu đi Mỹ. Chúng tôi vẫn nhận được đủ tiền và quan trọng là đến thời điểm này, khách mua hàng bên Mỹ của Phúc Sinh chưa hề có bất cứ phản hồi nào” – đại diện doanh nghiệp thông tin.
Trên thực tế, theo ông Phan Minh Thông, nước Mỹ không sản xuất được hạt tiêu và cũng không có nhiều tiêu để làm, cho nên họ muốn ăn thì sẽ phải chấp nhận giá cao bởi họ là người chịu thuế.
“Tôi cho rằng, cuộc sống luôn phải đối mặt với khó khăn và chúng ta cần tìm cách xử lý, vượt qua khó khăn đó. Chúng ta không có nhiều sự lựa chọn, lo lắng cũng không giải quyết được gì. Thay vì lo lắng, hãy bằng mọi cách tìm đơn hàng, hãy toả đi khắp nơi tìm thị trường.
Năm 2024, chúng tôi xuất khẩu tổng cộng 30.000 tấn tiêu đi 102 thị trường, trong đó không chỉ có Mỹ là thị trường lớn mà cả Brazil, châu Âu và nhiều thị trường khác…” Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh nói.
Về việc đề xuất chính sách, ông Phan Minh Thông cho rằng, hơn lúc nào hết, chúng ta phải chủ động lên tiếng, đàm phán cũng như cách mà các chính quyền Mexico, Canada… đã đàm phán với Mỹ thời gian qua. Chúng ta không thể “ngồi im” để họ đánh thuế lên các mặt hàng thiết yếu.