Lí thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu (Learning - by - exporting hypothesis - LBE) là gì?
Hình minh hoạ (Nguồn: tradeready)
Lí thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu
Khái niệm
Lí thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu trong tiếng Anh được gọi là Learning - by - exporting hypothesis - LBE.
Lí thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu là một trong những trường phái lí thuyết chính giải thích vì sao doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả hơn doanh nghiệp không xuất khẩu.
Lí thuyết về cơ chế "học hỏi thông qua xuất khẩu" cho rằng xuất khẩu là nguồn gốc giúp tăng năng suất của doanh nghiệp thông qua quá trình học hỏi từ việc xuất khẩu. Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp này sẽ hấp thụ được các kiến thức từ các đối tác xuất khẩu của mình.
Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp này nâng cao năng lực sản xuất (Bernard và Jensen, 1999; Wagner, 2007). Hiệu quả của việc học hỏi bao gồm kiến thức, công nghệ và hiệu quả đạt được trong quá trình xuất khẩu.
Lí do giải thích
Có hai lí do giải thích vì sao xuất khẩu ảnh hưởng đến năng suất:
Một là, các doanh nghiệp xuất khẩu nhận được hỗ trợ kĩ thuật từ các người mua quốc tế (Grossman và Helpman 1991).
Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp này có thể tiếp cận được các kiến thức từ các đối tác xuất khẩu của mình. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp này nâng cao năng lực sản xuất (Bernard và Jensen, 1999; Wagner, 2007).
Người tiêu dùng quốc tế và đối thủ cạnh tranh sẽ chuyển giao kiến thức và công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu, đánh dấu sự chuyển giao công nghệ truyền thống sang công nghệ hiện đại (Rodrik, 1988; Grossman và Helpman, 1991; Clerides và cộng sự 1998).
Đặc biệt, đối với các nhà xuất khẩu đến từ các quốc gia đang phát triển thì khi nhu cầu đòi hỏi một mức độ nhất định về tiêu chuẩn thì những nhà nhập khẩu ở các nước phát triển sẽ cung cấp công nghệ cho người bán hàng đặt tại các nước đang phát triển.
Lí do là các kĩ thuật sản xuất ở các nước đang phát triển không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường xuất khẩu. Các mô hình phát triển bởi Pack và Saggi (2001) nhấn mạnh tầm quan trọng của động cơ của người mua để cung cấp công nghệ cho người bán.
Các nước phát triển người mua sẵn sàng để chuyển giao kiến thức cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, mặc dù chuyển giao kiến thức như vậy có thể khuyếch tán cho các công ty khác nữa.
Hai là, doanh nghiệp xuất khẩu phải đổi mới liên tục để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
Các nhà xuất khẩu phải áp dụng các công nghệ hiện đại nhất vì nếu không áp dụng, họ không thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh cao. Khi doanh nghiệp tiến hành đổi mới liên tục thì dẫn đến tiến bộ công nghệ và cuối cùng là tăng năng suất doanh nghiệp (Blalock and Gertler, 2004).
(Tài liệu tham khảo: Lí thuyết giải thích về mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất, Đại học Duy Tân)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/