Phương pháp cảm quan (Sensory analysis) trong đánh giá chất lượng là gì?
Hình minh hoạ (Nguồn: designmantic)
Phương pháp cảm quan
Khái niệm
Phương pháp cảm quan trong tiếng Anh được gọi là Sensory analysis hay sensory evaluation.
Phương pháp cảm quan là phương pháp đánh giá chất lượng dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được qua sự cảm nhận của các cơ quan thụ cảm của con người khi tiếp xúc, tiêu dùng sản phẩm như: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác.
Các cơ quan thụ cảm có vai trò thu nhận các cảm giác về các chỉ tiêu chất lượng thông qua việc tiếp xúc, thử và phân tích các sản phẩm.
Bằng sự cảm nhận và kinh nghiệm chuyên môn, các chuyên gia sẽ lượng hóa các giá trị của các chỉ tiêu chất lượng thông qua một hệ thống điểm.
Chính vì vậy, kết quả của đánh giá phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm, thói quen và khă năng của các chuyên gia.
Trong đó
Tiếp cận tuyệt đối: Giá trị sử dụng tạo nên thuộc tính hữu ích của sản phẩm đó chính là chất lượng sản phẩm.
Tiếp cận sản xuất - sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là đại lượng mô tả các đặc tính kinh tế - kĩ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng được xác định trên cơ sở hoàn hảo và phù hợp hệ thống kĩ thuật sản xuất.
Tiếp cận giá trị: Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất.
Tiếp cận tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, các đặc trưng kinh tế - kĩ thuật của sản phẩm thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng trong các điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn.
Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402 định nghĩa: "Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn".
Tiêu chuẩn ISO 9000/2000: Chất lượng là mức độ của một tâp hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu (Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc).
Ưu nhược điểm của phương pháp
Phương pháp này ít tốn chi phí và đơn giản hơn so với phương pháp phòng thí nghiệm nhưng đôi lúc ít chính xác hơn so với phương pháp phòng thí nghiệm.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến để xác định giá trị các chỉ tiêu như: tính thẩm mĩ, chất lương thực phẩm, …
(Tài liệu tham khảo: Các phương pháp đánh giá chất lượng, Đại học Duy Tân)