|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết tăng trưởng nội sinh (Endogenous Growth Theory) là gì?

16:02 | 12/10/2019
Chia sẻ
Lí thuyết tăng trưởng nội sinh (tiếng Anh: Endogenous Growth Theory) cho rằng tiến bộ công nghệ là do ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn vốn nhân lực và hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
hqdefault

Hình minh hoạ (Nguồn: Viki English)

Lí thuyết tăng trưởng nội sinh

Khái niệm

Lí thuyết tăng trưởng nội sinh hay lí thuyết tăng trưởng mới trong tiếng Anh được gọi là Endogenous Growth Theory.

Lí thuyết tăng trưởng nội sinh là một trong những lí thuyết phân tích về yếu tố ảnh hưởng đến năng suất các yếu tố tổng hợp (Total-Factor Productivity - TFP).

Dựa trên quan điểm của Coelli và cộng sự (2005) về bốn thành tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP thì có rất nhiều các lí thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP. 

Các yếu tố được cho rằng ảnh hưởng đến tiến bộ công nghệ, hiệu quả trong sản xuất, tính kinh tế theo qui mô và phân bổ hiệu quả thì sẽ làm thay đổi tổng năng suất các yếu tố của doanh nghiệp.

Arrow (1952); Lucas (1988); Romer (1990); Jones (1995); phát triển dòng lí thuyết tăng trưởng nội sinh hay là lí thuyết tăng trưởng mới nhằm giải thích nguồn gốc của tiến bộ công nghệ mà lí thuyết tăng trưởng cổ điển không được giải thích được. 

Lí thuyết tăng trưởng nội sinh không xem tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và cho rằng tiến bộ công nghệ là do ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn vốn nhân lực (Lucas, 1988) và hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (Romer, 1990 và Jones, 1995). 

Theo mô hình Romer (1990) thì hoạt động nghiên cứu và phát triển tác động đến TFP thông qua hai kênh:

Một là hoạt động R&D sẽ giúp tạo ra hoạt động đổi mới qui trình mà cho phép các sản phẩm hiện tại được sản xuất hiệu quả hơn (chi phí thấp hơn). 

Hoạt động R&D cũng có thể tạo ra hoạt động đổi mới sản phẩm mà làm tăng TFP nếu như sản phẩm mới được sản xuất hiệu quả hơn hoặc bằng việc sử dụng công nghệ tốt hơn là sản phẩm hiện tại (sự dịch chuyển hàm sản xuất). 

Kênh thứ hai mà hoạt động R&D ảnh hưởng đến TFP đó chính là thông qua việc phát triển năng lực hấp thu (absorptive capacity) (xem Zahra và George, 2002). 

Năng lực hấp thu cho phép nhận dạng, đồng bộ hóa và khai thác các hoạt động đổi mới được tiến hành bởi các doanh nghiệp khác và các chuyên viên R&D khác như là trường đại học, viện nghiên cứu và do đó sẽ dẫn đến sự cải thiện trong TFP. 

Khái niệm của năng lực hấp thu là dựa trên quan sát rằng là một số kiến thức là ẩn và khó để có đạt được ngoại trừ là doanh nghiệp đó có liên quan trực tiếp đến hoạt động R&D trong lĩnh vực đó.

(Tài liệu tham khảo: Các lí thuyết phân tích về yếu tố ảnh hưởng đến TFP, Đại học Duy Tân)

Diệu Nhi