Hàng tiêu dùng lâu bền (tiếng Anh: Durables) là những hàng hóa cụ thể được sử dụng nhiều lần trong một thời gian dài, do đó người tiêu dùng không mua sắm chúng thường xuyên.
Chế độ neo tỉ giá hối đoái điều chỉnh dần (tiếng Anh: Crawling Peg) là phương pháp kiểm soát tỉ giá hối đoái bằng cách điều chỉnh tỉ giá hối đoái từ từ. Khi áp dụng phương pháp này, người ta chia mức thay đổi tỉ giá cần thiết thành các phần nhỏ và thay đổi nhiều lần trong một thời kì nhất định.
Hàng tiêu dùng nhanh (tiếng Anh: Fast Moving Consumer Goods, viết tắt: FMCG) thuộc nhóm hàng tiêu dùng không lâu bền, được bán nhanh chóng, giá tương đối thấp và có thời hạn sử dụng ngắn.
Trường phái Chicago (tiếng Anh: Chicago School In Sociology) là một trường phái xã hội học gắn liền với Trường đại học Chicago (Mỹ) trong suốt nửa đầu của thế kỉ XX.
Chi phí tìm kiếm (tiếng Anh: Search Cost) là chi phí người tiêu dùng phải bỏ ra khi nghiên cứu để ra quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm chi phí về tiền bạc, thời gian và năng lượng.
Người chấp nhận giá (tiếng Anh: Price Taker) là các cá nhân hoặc công ty phải chấp nhận giá hiện hành trên thị trường. Tùy theo ngành và lĩnh vực mà người chấp nhận giá có thể là người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất.
Voi trắng (tiếng Anh: White Elephant) là thuật ngữ chỉ khoản đầu tư, tài sản hoặc một doanh nghiệp rất tốn kém để duy trì và khó có thể sinh lợi. Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực bất động sản.
Kinh tế học tiến hóa (khái niệm: Evolutionary Economics) đề xuất rằng các quá trình kinh tế luôn phát triển, và cho rằng yếu tố tâm lí là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế.
Kiểm soát tác nghiệp (tiếng Anh: Operational control) là các hoạt động ở tầm ngắn hạn theo mục tiêu chiến lược. Kiểm soát chiến lược (tiếng Anh: Strategic control) là kiểm soát nhằm hướng doanh nghiệp vào thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Kinh tế xanh (tiếng Anh: Green Economics) là một chuyên ngành kinh tế tập trung vào việc đưa ra phương pháp thúc đẩy sự tương tác kinh tế hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Kiểm soát đầu vào (tiếng Anh: Input Control) là việc kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động nhằm tối ưu giữa đầu vào và đầu ra. Kiểm soát đầu ra (tiếng Anh: Output control) là việc kiểm tra, điều chỉnh hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
Hàng tiêu dùng (khái niệm: Consumer Goods) hay còn gọi là hàng hóa cuối cùng, là hàng hóa được bán cho người tiêu dùng để họ tự sử dụng tùy theo mục đích, và không được tiếp tục sử dụng trong các hoạt động sản xuất khác.
Giá trị gia tăng (tiếng Anh: Value Added) của một sản phẩm là phần chênh lệch giữa giá của sản phẩm và chi phí sản xuất ra nó. Tăng giá trị cho sản phẩm và dịch vụ là việc rất quan trọng vì nó tạo cho người tiêu dùng động lực để mua hàng.
Trạng thái trước khi mua sắm (tiếng Anh: The state of consumer before buying) là một trong những loại tình huống có ảnh hưởng nhất định đến hành vi của một cá nhân trong việc thực hiện quyết định mua sắm sản phẩm.
Lí thuyết về sự ưa thích thanh khoản (tiếng Anh: Liquidity Preference theory) là lí thuyết cho rằng nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỉ suất sinh lời cao hơn đối với các chứng khoán có kì hạn dài.
NĐT nước ngoài duy trì xu hướng bán ròng phiên thứ 5 liên tục với giá trị 1.051 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trong khi đó, khối này mua ròng tổng cộng gần 120 tỷ đồng trên HNX và thị trường UPCoM.