Thế chấp quyền sử dụng đất (Land Use Right Mortgage) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: The Balance)
Thế chấp quyền sử dụng đất (Land Use Right Mortgage)
Thế chấp quyền sử dụng đất - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Land Use Right Mortgage.
Thế chấp quyền sử dụng đất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên đi vay (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay (bên nhận thế chấp). (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)
Phân biệt thế chấp quyền sử dụng đất so với các tài sản khác
So với việc thế chấp các tài sản khác, việc thế chấp quyền sử dụng đất có một số đặc điếm sau:
- Trong mọi trường hợp, sau khi làm đầy đủ các thủ tục pháp lí về thế chấp thì người thế chấp vẫn tiếp tục sử dụng đất trong thời gian thế chấp;
- Thực tế người thế chấp vẫn đang sử dụng đất. Người nhận thế chấp chỉ lưu giữ những giấy tờ gốc chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người thế chấp mà chưa có sự chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác.
Điều kiện để hộ gia đình, cá nhân được thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất kinh doanh là: hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê.
Khác với các tổ chức sử dụng đất ở trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài, đối tượng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được qui định rộng hơn: không chỉ là các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam mà còn có các tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân.
Từ đó cho thấy Nhà nước đã thực sự cố gắng đảm bảo quyền và lợi ích thiết thực cho người sử dụng đất đặc biệt là hộ gia đình và cá nhân, tạo cho họ nhiều cơ hội hơn trong việc khai thác các nguồn vốn từ những chủ thể khác nhau để đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cũng giống như những qui định về các quan hệ chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được quyền thế chấp quyền sử dụng đất ghi nhận sự tiến bộ của pháp luật đất đai về việc đưa ra những điều khoản xuất phát từ chính những yêu cầu nội tại của thực tiễn cuộc sống chứ không đơn thuần là sự áp đặt ý chí của các nhà làm luật. (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)