|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh tế học tiến hóa (Evolutionary Economics) là gì? Ví dụ về kinh tế học tiến hóa

16:33 | 02/10/2019
Chia sẻ
Kinh tế học tiến hóa (khái niệm: Evolutionary Economics) đề xuất rằng các quá trình kinh tế luôn phát triển, và cho rằng yếu tố tâm lí là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế.
Evolutionary-economics

Hình minh họa. Nguồn: kankorafghanistan.com

Kinh tế học tiến hóa

Khái niệm

Kinh tế học tiến hóa trong tiếng Anh là Evolutionary Economics.

Kinh tế học tiến hóa là hệ thống lí thuyết đề xuất rằng các quá trình kinh tế có thể phát triển và hành vi kinh tế được quyết định bởi cả cá nhân và toàn xã hội. Thuật ngữ này lần đầu tiên được đặt ra bởi Thorstein Veblen (1857-1929), một nhà kinh tế và xã hội học người Mỹ.

Bản chất của kinh tế học tiến hóa

Các lý thuyết kinh tế truyền thống thường xem người dân và các tổ chức chính phủ là những chủ thể hoàn toàn lí trí.

Ngược lại, kinh tế học tiến hóa phản bác lí thuyết lựa chọn duy lí và cho rằng các yếu tố tâm lí phức tạp mới là động lực chính của nền kinh tế.

Các nhà kinh tế học tiến hóa tin rằng nền kinh tế là năng động, liên tục thay đổi và hỗn loạn, chứ không phải có xu hướng quay về trạng thái cân bằng. Việc tạo ra hàng hóa và tìm kiếm nguyên liệu cho chúng bao gồm nhiều quá trình liên tục biến đổi khi công nghệ phát triển. 

Các tổ chức chi phối các qui trình và hệ thống sản xuất và chi phối hành vi của người tiêu dùng buộc phải phát triển khi qui trình sản xuất và mua sắm thay đổi.

Kinh tế học tiến hóa tìm cách giải thích hành vi và tiến bộ kinh tế bằng mối liên hệ với sự tiến hóa và bản năng tiến hóa của con người như săn mồi, ganh đua và tò mò. Lĩnh vực này khám phá cách các hành vi của con người, như ý thức về sự công bằng và công lí tác động đến kinh tế.

Ngành kinh tế này lấy cảm hứng từ tiến hóa sinh học. Trong thị trường tự do, mô hình kinh tế mạnh nhất tồn tại vững chắc và nổi trội. Người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn nhưng có ít công ty có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ, mọi thứ luôn trong tình trạng thay đổi liên tục, có nghĩa là nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ bị xóa sổ.

Ví dụ về kinh tế học tiến hóa

Giống như kinh tế học hành vi, hành động của các công ty không chỉ được thúc đẩy bởi mục tiêu kiếm lợi nhuận. Có vài yếu tố ảnh hưởng và thúc đẩy quá trình đưa quyết định, bao gồm cả phong tục địa phương và nỗi sợ không thể tồn tại.

Lịch sử cũng đóng một vai trò quan trọng. Kinh tế học tiến hóa cho rằng mọi quốc gia và nền kinh tế trong nó chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quá khứ. 

Ví dụ, các quốc gia ở Liên Xô cũ bị chi phối bởi các qui định nghiêm ngặt trong nhiều năm, có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để sáng tạo vì họ được dạy không nghĩ theo cách này trong nhiều thập kỉ. Xung đột lịch sử có nghĩa là không nên cho rằng các chính sách kinh tế giống nhau sẽ có tác động như hệt nhau ở mọi quốc gia.

(Theo investopedia)

Hằng Hà