|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong tháng đầu năm 2025

20:20 | 07/02/2025
Chia sẻ
Xuất khẩu tôm duy trì đà phục hồi khi ghi nhận tăng mạnh hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng 1, với giá trị xuất khẩu đạt 273,3 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Các báo cáo từ ngân hàng Rabobank cho thấy, ngành công nghiệp tôm toàn cầu đang trong giai đoạn tái cân bằng khi các nước sản xuất giảm tốc độ tăng trưởng sản xuất nhằm thu hẹp khoảng cách cung cầu. Điều này dự báo sẽ giúp giá tôm phục hồi dần dần trong nửa đầu năm 2025, đặc biệt khi nhu cầu từ các thị trường như Mỹ và EU cải thiện.

Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc, một trong những đối tác lớn của tôm Việt Nam, đang đối mặt với sự giảm sút trong nhu cầu tiêu thụ.

Sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của tầng lớp trung lưu, cùng với áp lực thu nhập gia tăng, đã dẫn đến sự sụt giảm tiêu dùng tôm trắng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Sự cạnh tranh từ các sản phẩm thủy sản giá rẻ hơn và sự ưu tiên tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm khác có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong những tháng tiếp theo.

Tuy nhiên, theo VASEP, trong năm 2025, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức về thiếu nguyên liệu. Hiệp hội  dẫn báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết năm 2024, diện tích nuôi tôm nước lợ ước đạt 737 nghìn ha, với sản lượng đạt 1.264,3 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2023.

Dự kiến, năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ sẽ đạt 750.000 ha, tăng 1,8% so với năm 2024, và sản lượng đạt 1.290 nghìn tấn, tăng 2% so với năm trước đó.

Tuy nhiên, năm qua, ngành tôm đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Sự biến động của thị trường, đặc biệt là giá tôm nguyên liệu liên tục giảm, thậm chí có giai đoạn “chạm đáy” so với các năm trước, đã khiến nhiều hộ nuôi phải cầm chừng hoặc thậm chí “treo ao”.

Trong khi giá tôm giảm mạnh, chi phí thức ăn lại tăng, nông dân rơi vào tình trạng nuôi tôm không có lãi hoặc thua lỗ. Đặc biệt, nửa đầu năm 2024, giá tôm tiếp tục lao dốc ở hầu hết các kích cỡ, đúng vào thời điểm cao điểm thả giống của người nuôi tại khu vực ĐBSCL.

Không chỉ khó khăn về giá, diễn biến môi trường và thời tiết bất lợi cũng như dịch bệnh vẫn luôn là vấn đề nan giải đối với vụ tôm năm vừa qua.

VASEP nhận định ngành tôm năm 2024 vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt.

 

H.Mĩ

Khối ngoại đẩy mạnh xả ròng hơn nghìn tỷ đồng trên HOSE, đâu là tâm điểm?
NĐT nước ngoài duy trì xu hướng bán ròng phiên thứ 5 liên tục với giá trị 1.051 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trong khi đó, khối này mua ròng tổng cộng gần 120 tỷ đồng trên HNX và thị trường UPCoM.