Hội chứng Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Syndrome) mô tả những chấn động trong tâm lí của người Mỹ cũng như những tranh cãi nội bộ của chính giới Mỹ liên quan đến chính sách can thiệp của Mỹ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Chủ nghĩa tân tự do (tiếng Anh: Neo-Liberalism) ra đời trong những năm 1980, khi hợp tác giữa các quốc gia trở thành xu thế chủ đạo của chính trị quốc tế.
Sáp nhập theo chiều dọc (tiếng Anh: Vertical Merger) là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
Xã hội dân sự toàn cầu (tiếng Anh: Global civil society) là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tổ chức phi chính phủ, các phong trào dân sự, các mạng lưới liên kết vì những mục đích khác nhau trên qui mô toàn cầu.
Một quốc gia thất bại (tiếng Anh: Failed states) là một quốc gia không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản của một quốc gia - dân tộc trong hệ thống thế giới hiện đại đó là quyền kiểm soát và năng lực quản trị.
Phong trào không liên kết (tiếng Anh: Non-Aligned Movement, viết tắt: NAM) là một tập hợp bao gồm các quốc gia tự xem là không liên kết với hay chống lại khối xã hội chủ nghĩa lẫn khối tư bản chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh.
Chính sách ngăn chặn (tiếng Anh: Containment policy) là chính sách chống chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu của Mỹ, thực chất là giành địa vị đứng đầu "thế giới tự do" và tiến lên làm bá chủ toàn cầu của Mỹ.
Độc quyền mua (tiếng Anh: Monopsony) đề cập đến một thị trường mà chỉ có duy nhất một người mua. Trong độc quyền mua, người mua thường có lợi thế kiểm soát, làm giảm giá của hàng hóa trong thị trường.
Thị trường nhân tố (tiếng Anh: Factor Market) là thị trường được tạo thành từ bất cứ thứ gì được sử dụng trong sản xuất sản phẩm hoàn thiện - lao động, nguyên liệu thô, vốn và đất đai.
Tính thời vụ du lịch (tiếng Anh: Seasonality in tourism) là sự dao động lặp đi, lặp lại hàng năm đối với cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân tố nhất định.
Sức chứa của điểm đến du lịch (tiếng Anh: Tourism Carrying Capacity) được hiểu đơn giản chính là số lượng người tối đa có thể sử dụng một vị trí du lịch mà không làm nơi đó bị hủy hoại môi trường tự nhiên.
Học thuyết kinh tế vi mô về mức sinh (tiếng Anh: Microeconomic theories of fertility) là một trong những lí thuyết mà các nhà kinh tế sử dụng để bàn về mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên và môi trường.
Phong tỏa (tiếng Anh: Blockade) là một hành động mang tính chất thù địch nhằm tiêu hao sinh lực đối phương bằng vũ lực để đạt được những thỏa thuận, lợi ích về mặt kinh tế hay chính trị.