|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical Merger) là gì? Ưu, nhược điểm

19:45 | 18/10/2019
Chia sẻ
Sáp nhập theo chiều dọc (tiếng Anh: Vertical Merger) là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
sáp nhập theo chiều dọc

Sáp nhập theo chiều dọc

Khái niệm

Sáp nhập theo chiều dọc trong tiếng Anh là vertical merger hay vertical integration.

Sáp nhập theo chiều dọc là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, ngược với trường hợp chỉ hoạt động ở một khâu (sáp nhập theo chiều ngang).

Có 2 dạng sáp nhập theo chiều dọc là: Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất, Forward: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối.

Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra nhiều trong lĩnh vực dầu mỏ.

VD: Công ty Exxol Mobile Coporation là công ty sáp nhập giữa 2 công ty dầu mỏ Exxol và Mobile . Thương vụ hoàn thành năm 1991. Công ty UCB SA của Bỉ hoạt động trong lĩnh vực hoá dược và sản phẩm thực vật (medicinal chemicals and botanical products)  mua lại công ty Celltech Group Plc nghiên cứu thương mại vật lí và sinh học (commercial physical and biological reseach) với giá 2.7 tỉ USD.

(Theo Tài liệu Đầu tư nước ngoài, chuyên SV)

Ưu điểm sáp nhập theo chiều dọc mang lại

Nếu đứng trên quan điểm công ty, sự sáp nhập theo chiều dọc có thể có lợi ích vì nó cho phép công ty giảm chi phí sản xuất và phân phối thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất khác nhau hoặc nó có tính chất sống còn đối với công ty trong việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu hoặc mạng lưới bán lẻ đáng tin cậy nhằm duy trì khả năng cạnh tranh.

Xét về ảnh hưởng rộng lớn của nó đối với sự hoạt động của thị trường, thì một mặt sự sáp nhập dọc góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhưng mặt khác nó lại hạn chế cạnh tranh và dẫn tới sự phân bổ nguồn lực kém hiệu quả.

Có nhiều cái lợi về hiệu quả mà sự sáp nhập dọc có thể đem lại. 

Chằng hạn, hiệu quả kĩ thuật nảy sinh từ việc kết hợp chặt chẽ và hợp các quá trình sản xuất nối tiếp nhau như tiết kiệm năng lượng, diện tích kho bãi (do không phải dự trữ quốc phòng). 

Các hãng sáp nhập dọc cũng có thể tiết kiệm một số khoản chi phí mua sắm và tiêu thụ sản phẩm do không phải thương lượng với các nhà cung cấp khác hoặc ký hợp đồng quảng cái, tiêu thụ. 

Hiệu quả quản và tài chính cũng có thể đạt được nhờ hệ thống quản hành chính duy nhất để xử nhiều loại hình sản xuất khác nhau, nhờ được chiết khấu khi mua số lượng lớn và giảm chi phí huy động vốn kinh doanh. Khi đạt được những hiệu quả này, chi phí bình quân của các công ty giảm, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để làm giảm giá thị trường và tăng sản lượng.

Những hạn chế

Khi một công ty đã chi phối được một hay nhiều khâu nối tiếp nhau, sự hợp nhất theo chiều dọc có thể gây ra những hậu quả chống lại cạnh tranh. Sự hợp nhất với khâu sau có thể đảm bảo thị trường tiêu thụ, nhưng nó cũng có thể đóng cửa thị trường đối với đối thủ cạnh tranh; tương tự như vậy, sự hợp nhất với khâu trước có thể đảm bảo nguồn cung ứng, nhưng đồng thời lại cản trở đối thủ cạnh tranh sử dụng nguồn cung ứng này.

Hơn nữa, nếu một công ty mua một công ty cung ứng một loại nguyên liệu khan hiếm mà nó và đối thủ cạnh tránh sử dụng, nó có thể sử dụng lợi thế này để định giá bán cao hơn cho đối thủ cạnh tranh, qua đó làm giảm lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh. Những thủ thuật như thế không chỉ có tác dụng đưa đối thủ cạnh tranh vào khuôn phép, mà còn tạo ra một hàng rào gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

Trong trường hợp như vậy, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng phải đạt được một mức độ sáp nhập tương ứng với công ty hiện có để gia nhập thị trường và điều này làm cho yêu cầu tối thiểu về vốn đầu tư ban đầu trở nên rất lớn và việc gia nhập thị trường trở nên rất khó khăn, nếu không nói là không thể được.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)