Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome) là gì? Đặc trưng và tác động
Hình minh hoạ. Nguồn: Paresh
Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)
Định nghĩa
Hội chứng Việt Nam trong tiếng Anh là Vietnam Syndrome. Hội chứng Việt Nam là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Mỹ, để mô tả những chấn động trong tâm lí của người Mỹ cũng như những tranh cãi nội bộ của chính giới Mỹ liên quan đến chính sách can thiệp của Mỹ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Đặc trưng và tác động
- Hội chứng Việt Nam được bộc lộ ở các hiện tượng xã hội - kinh tế - chính trị như:
+ Khủng hoảng lòng tin, tâm trạng chán chường, mặc cảm của nhân dân Mỹ, đặc biệt là thanh niên đối với cuộc chiến (phong trào chống quân dịch, phản đối chiến tranh)
+ Sự ám ảnh bởi tội lỗi do họ gây ra của phần lớn lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam…
+ Nội bộ nước Mỹ chia rẽ, giới cầm quyền mâu thuẫn sâu sắc, nhất là trong hoạch định chính sách đối ngoại.
+ Sự gia tăng tốc độ suy thoái kinh tế và các tệ nạn xã hội
+ Sự suy giảm vị thế của Mỹ trên thế giới…
- Hội chứng Việt Nam dẫn đến việc một cơ quan chính trị, quân sự và dân sự không muốn mạo hiểm tham gia quân sự vì sợ "một Việt Nam khác".
- Hội chứng này liên quan đến chính sách đối ngoại và quân sự của Mỹ từ nhiệm kì tổng thống của Richard M. Nixon đến Bill Clinton.
Sự hình thành của hội chứng Việt Nam
Thuật ngữ "Hội chứng Việt Nam" được Tổng thống Ronald Reagan đưa ra lần đầu tiên trong một bài diễn văn tại một hội nghị của các cựu chiến binh Mỹ tổ chức tại thành phố Chicago ngày 18 tháng 8 năm 1980.
Thuật ngữ này nhanh chóng trở thành đề tài tranh cãi trong nội bộ phe bảo thủ về việc hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, mà ban đầu được dùng để chống lại chính sách hoà dịu của chính quyền Jimmy Carter (1977 – 1981). Các học giả như Ole Holsti và James Rosenau cho rằng chính chính sách can thiệp quốc tế của Mỹ đã khiến cho quốc gia này mất dần sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế thời Chiến tranh Lạnh.
Các nhà phân tích thời kì sau 1975 cho rằng sự thất bại của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam càng làm cho những lời cảnh cáo này trở nên rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, Reagan cùng những người bảo thủ cho rằng do Hội chứng Việt Nam, chính quyền Carter đã giảm chính sách can thiệp ở bên ngoài, đi vào hòa hoãn với Liên Xô trong khi Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, khiến cho vị thế sức mạnh toàn cầu của Mỹ trở nên suy yếu tương đối.
Chính vì vậy Reagan cho rằng nước Mỹ cần vượt qua Hội chứng Việt Nam và quay lại chính sách can thiệp quốc tế. Điều này dẫn tới việc chính quyền của Reagan thực hiện những chính sách mang tính bảo thủ, hiếu chiến trong những năm 1980, như tăng cường can thiệp quân sự ở nước ngoài hay tích cực chạy đua vũ trang với Liên Xô.
(Tài liệu tham khảo: Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia sự thật; Vietnam Syndrome, Encyclopedia)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/