Năm tài chính (hay còn gọi là năm tài khóa, năm ngân sách, tiếng Anh: Fiscal year) là khoảng thời gian mà trong đó dự toán thu - chi tài chính của nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành.
Biên an toàn (tiếng Anh: Margin of Safety) là một nguyên tắc đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của chứng khoán đó.
Hệ sinh thái kinh doanh (tiếng Anh: Business Ecosystem) là một mạng lưới các tổ chức và doanh nghiệp liên kết với nhau, tương tác linh hoạt thông qua cạnh tranh và hợp tác để tăng doanh số và tồn tại.
Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (tiếng Anh: Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization, viết tắt: EBITDA) là thước đo lợi nhuận không tính đến ảnh hưởng của chi phí lãi vay, thuế và khấu hao.
Thu nhập trước lãi vay và thuế hay lợi nhuận trước thuế và lãi vay (tiếng Anh: Earnings Before Interest and Taxes, viết tắt: EBIT) là một chỉ số về lợi nhuận của công ty, được xác định bằng doanh thu trừ chi phí, không bao gồm thuế và lãi vay.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (tiếng Anh: Small and medium-sized enterprises, viết tắt: SME) là các doanh nghiệp có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, có số lượng lao động ít và số vốn nhỏ, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật.
Lợi nhuận gộp hay lãi gộp (tiếng Anh: Gross Profit) là phần lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty.
Tỉ suất lợi nhuận gộp (tiếng Anh: Gross Profit Margin) là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.
Chế độ ca kíp (tiếng Anh: Shift system) là phương pháp tổ chức lao động cho phép đơn vị sản xuất (nhà máy, xưởng, phân xưởng) sử dụng máy móc, trang thiết bị và nhà xưởng với cường độ cao hơn.
Doanh nghiệp siêu nhỏ (tiếng Anh: Microenterprise) là những doanh nghiệp thường hoạt động với ít hơn 10 nhân viên. Các doanh nghiệp này thường cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trong cộng đồng của họ.
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn bên trong (tiếng Anh: Internal Capital) là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
Giá trị gia tăng kinh tế (tiếng Anh: Economic Value Added, viết tắt: EVA) là thước đo tài chính hữu ích đối với nhà đầu tư khi muốn đo lường giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho mình.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật chất.
Hoạt động sản xuất (tiếng Anh: Production activities) là toàn bộ các hoạt động có mục đích của con người (không kể các hoạt động tự phục vụ bản thân) mà tạo ra thu nhập.
Hệ thống tài khoản quốc gia (tiếng Anh: System of National Accounts, viết tắt: SNA) là hệ thống các bảng cân đối phản ánh quá trình sản xuất, phân phối, phân phối lại và sử dụng cuối cùng kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc dân.
Giá trị gia tăng thuần (tiếng Anh: Net Value Added, viết tắt: NVA) biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng tạo ra trong một thời kì nhất định của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp.
Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (Value Added - VA) trong thống kê là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Chi phí trung gian (tiếng Anh: Intermediational Cost) bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong thời gian nhất định.