|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá trị sản xuất (Gross Output – GO) là gì? Ý nghĩa và cách xác định

11:40 | 04/10/2019
Chia sẻ
Giá trị sản xuất (tiếng Anh: Gross Output, viết tắt: GO) là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.
Giá trị sản xuất

Hình minh họa

Giá trị sản xuất (Gross Output – GO)

Định nghĩa

Giá trị sản xuất trong tiếng Anh là Gross Output, viết tắt là GOGiá trị sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị sản xuất

Chỉ tiêu giá trị sản xuất GO có ý nghĩa to lớn ở cả tầm vi mô và vĩ mô.

- Ở tầm vi mô, chỉ tiêu GO của doanh nghiệp được dùng để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA), giá trị tăng thêm thuần (NVA) của doanh nghiệp.

Đây cũng là cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ở tầm vĩ mô, chỉ tiêu GO của doanh nghiệp được dùng để tính GO của từng địa phương và cả nước, tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia thuần (NNI)... của vùng hoặc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Phương pháp tính và cách xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất GO

* Phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất

Về phương pháp tính chỉ tiêu GO, xét theo cấu trúc giá trị, GO bao gồm:

GO = C + V + M

Trong đó:

C: Chi phí về lao động quá khứ

V: Chi phí về lao động sống

M: Giá trị thặng dư

* Cách xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất

Có hai cách xác định GO của doanh nghiệp.

Cách 1: Căn cứ vào kết quả của quá trình tạo ra thành quả lao động, GO gồm có: 

+ Giá trị thành phẩm đã sản xuất được trong

+ Giá trị bán thành phẩm đã tiêu thụ trong .

+ Giá trị phụ, phế phẩm, thứ phẩm, phế liệu đã tận thu để sử dụng hoặc tiêu thụ trong

+ Chênh lệch giá trị sản xuất dở dang cuối so với đầu

+ Giá trị các công việc dịch vụ của ngành làm cho bên ngoài được tính theo qui định đặc biệt. 

+ Tiền thu được do cho thuê tài sản cố định kèm theo người điều khiển. 

Cách 2: căn cứ vào thông tin thu thập được từ biểu 02 báo cáo tài chính của doanh nghiệp về "kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", GO bao gồm: 

+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất chính

+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất phụ

+ Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm

+ Chênh lệch cuối so với đầu thành phẩm tồn kho

+ Chênh lệch cuối so với đầu sản phẩm sản xuất dở dang, công cụ mô hình tự chế

+ Chênh lệch cuối so với đầu giá trị hàng hoá gửi bán chưa thu được tiền

+ Giá trị sản phẩm được tính theo qui định đặc biệt

+ Tiền thu được do cho thuê tài sản cố định kèm theo người điều khiển

+ Giá trị sản phẩm dịch vụ làm thuê cho bên ngoài đã hoàn thành trong

Để tính chỉ tiêu GO, người ta phải đưa toàn bộ kết quả về đơn vị giá trị để có thể tổng hợp được. Trong tính toán thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng giá sử dụng cuối cùng với hai mục đích:

+ Để phản ánh kết quả thực tế sản xuất, kinh doanh, xác định mức lỗ, lãi của doanh nghiệp, thống kê tính GO theo giá hiện hành của giá sử dụng cuối cùng.

+ Để so sánh động thái về kết quả sản xuất, kinh doanh, loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá cả, thống kê tính GO theo giá so sánh của giá sử dụng cuối cùng.

Tuy nhiên, do mỗi ngành sản xuất đều có những đặc điểm riêng nên nội dung cụ thể tính chỉ tiêu GO trong từng ngành cũng có điểm khác nhau.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Minh Lan