|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệu ứng Walmart (Walmart Effect) là gì? Ảnh hưởng của Walmart trong nền kinh tế Mỹ

17:11 | 25/09/2019
Chia sẻ
Hiệu ứng Walmart (tiếng Anh: Walmart Effect) là tác động của các cửa hàng Walmart lên các cửa hàng địa phương tại nơi nó mở cửa, có thể khiến các cửa hàng này phá sản hoặc phải cắt giảm lương nhân viên.
141224_em_walmart_12

Hình minh họa. Nguồn: time.com

Hiệu ứng Walmart

Khái niệm

Hiệu ứng Walmart trong tiếng Anh là Walmart Effect.

Hiệu ứng Walmart là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ tác động kinh tế đến các doanh nghiệp địa phương  khi một công ty lớn như Walmart mở cửa hàng trong khu vực. Hiệu ứng Walmart thường có biểu hiện là buộc các công ty bán lẻ nhỏ hơn phá sản, ngừng hoạt động và giảm tiền lương nhân viên của đối thủ cạnh tranh. 

Nhiều doanh nghiệp địa phương phản đối việc mở các cửa hàng Walmart tại khu vực buôn bán của họ vì những lí do trên.

Hiệu ứng Walmart cũng có những lợi ích tích cực, như kiềm chế lạm phát và giúp giữ năng suất của nhân viên ở mức tối ưu. Các chuỗi cửa hàng cũng có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm hàng tỉ USD nhưng cũng có thể làm giảm tiền lương và cạnh tranh trong một khu vực.

Lợi ích và bất lợi của hiệu ứng Walmart

Sự kiên quyết của Walmart đối với việc mua sản phẩm với giá thấp hơn từ các nhà cung cấp khiến họ phải tìm cách giảm chi phí sản xuất sản phẩm, nếu không họ có thể phải chịu lỗ nếu bán sản phẩm thông qua Walmart.

Việc bán hàng hóa thông qua Walmart có thể làm tăng nhận thưucs của người tiêu dùng cho sản phẩm; tuy nhiên, chi phí để bán sản phẩm đó thị trường có thể bị đẩy cho các nhà cung cấp. 

Điều này có thể buộc họ tìm kiếm các giải pháp thay thế với chi phí thấp hơn để sản xuất sản phẩm, dẫn đến việc thuê ngoài một số qui trình sản xuất hoặc sử dụng các vật liệu rẻ tiền hơn.

Ảnh hưởng của Walmart trong nền kinh tế Mỹ

Hiệu ứng Walmart được thúc đẩy bởi sức mua của Walmart. Công ty này có hơn 4.700 cửa hàng tại Mỹ và là nhà tuyển dụng lớn nhất nước Mỹ. Với qui mô của mình, Walmart có thể quyết định mức giá họ trả cho các nhà bán buôn ở ngưỡng mà nhiều công ty khác không thể làm được.

Do đó, Walmart có khả năng bán hàng hóa của mình với giá thấp hơn so với các doanh nghiệp khác trong thị trường mà nó hoạt động. Điều này có thể tạo ra hiệu ứng vượt ra ngoài thị trường bán lẻ và tác động đến sản xuất. 

Trong lịch sử của mình, Walmart đã kiểm soát các khoản bồi thường cho nhân viên theo cách mà các công ty đối thủ cảm thấy áp lực phải giảm lương hoặc cắt giảm lợi ích cho nhân viên của họ.

Khi một cửa hàng Walmart mở cửa, mức giá thấp, sức tập trung và số lượng hàng hóa có thể lựa chọn trong các cửa hàng của nó có xu hướng thu hút khách hàng của các nhà bán lẻ địa phương. 

Với lượng khách ít hơn và doanh số giảm, lợi nhuận của các nhà bán lẻ địa phương giảm, buộc họ phải cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, các chiến lược này có thể không đủ để giúp các doanh nghiệp địa phương tiếp tục hoạt động, khi mà Walmart tiếp tục có lãi còn họ lỗ dần. 

Sau này, Walmart có thể di dời cửa hàng của mình đến một địa điểm khác, nhưng tác động của nó có thể sẽ tiếp tục kéo dài.

(Theo investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hằng Hà

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.