Uy tín (tiếng Anh: Reputation) là sự ảnh hưởng của một người tới cấp dưới và được cấp dưới tôn trọng nhờ những phẩm chất cá nhân và kết quả công việc của họ.
Quyền hạn chức năng (tiêng Anh: Functional authority) là quyền trao cho một cá nhân hay bộ phận được ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác.
Quyền hạn (tiếng Anh: Authority) trong tổ chức là quyền tự chủ trong hành động, trong quá trình quyết định và đòi hỏi sự tuân thủ quyết định gắn liền với một vị trí quản lí nhất định trong tổ chức.
Tiêu chuẩn kiểm soát (tiếng Anh: Control standards) là những mốc mà từ đó người ta có thể đo lường, kiểm soát thành quả đạt được. Tiêu chuẩn kiểm soát đánh giá những công việc đã hoặc sẽ diễn ra có còn ở trong giới hạn cho phép hay không.
Hoạt động kiểm soát (tiếng Anh: Control activities) là những chính sách và thủ tục cần thiết để các hoạt động giảm thiểu rủi ro của các nhà quản trị được thực hiện.
Cơ cấu tổ chức hình tháp (tiếng Anh: Pyramid organizational structure) là loại cơ cấu có tầm quản lí hẹp và nhiều cấp quản lí. Cơ cấu tổ chức này mang những đặc điểm riêng biệt.
Cơ cấu tổ chức nằm ngang (tiếng Anh: Horizontal organizational structure) là loại cơ cấu có tầm quản lí rộng và một vài cấp quản lí. Cơ cấu tổ chức này mang những ưu điểm và đặc điểm riêng biệt.
Tầm quản lí (tiếng Anh: Span of control) là số thuộc cấp báo cáo trực tiếp với một nhà quản lí nhất định. Để xác định tầm quản lí cần tìm hiểu các mối quan hệ cần thiết.
Cơ cấu tổ chức không ranh giới (tiếng Anh: Boundaryless organizational structure) là cơ cấu tổ chức không ranh giới, phá vỡ ranh giới giữa các tiểu hệ thống bên trong tổ chức và ranh giới với môi trường bên ngoài.
Cơ cấu tổ chức mạng lưới (tiếng Anh: Network Organizational Structure) là cơ cấu trong đó mối quan hệ giữa các thành viên (cá nhân, bộ phận, tổ chức) được thực hiện trên cơ sở bình đẳng.
Cơ cấu tổ chức theo đơn vị chiến lược (tiếng Anh: Strategic business unit structure) là cơ cấu tổ chức mà trong đó các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ tìm cách tạo nên các đơn vị chiến lược mang tính độc lập cao.
Cơ cấu tổ chức theo địa dư (tiếng Anh: Geographic Organizational Structure) là cơ cấu tổ chức mà trong đó các hoạt động trong một khu vực địa lí nhất định được hợp nhóm và giao cho một nhà quản lí.
Cơ cấu tổ chức theo khách hàng (tiếng Anh: Customer organizational structure) là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá nhân phục vụ một nhóm khách hàng mục tiêu được hợp nhóm trong một đơn vị cơ cấu.
Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm (tiếng Anh: Product Organizational Structure) là cơ cấu tổ chức mà trong đó các đơn vị thực hiện tất cả hay phần lớn các hoạt động cần thiết để phát triển, sản xuất và phân phối một sản phẩm, dịch vụ.
Mô hình tổ chức ma trận (tiếng Anh: Matrix organizational structure) là cơ cấu tổ chức trong đó mỗi người lao động sẽ báo cáo cho nhà quản lí bộ phận mà họ là nhân lực cơ hữu và nhà quản lí chương trình, dự án.
Mô hình tổ chức theo chức năng (tiếng Anh: Functional organizational structure) là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá nhân hoạt động trong cùng một chức năng được hợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu.
Mô hình phân tích chuỗi giá trị của M.Porter (tiếng Anh: Porter's Value Chain Analysis) là công cụ phân tích quan trọng để tìm hiểu các hoạt động bên trong một tổ chức sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng như thế nào.
Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (tiếng Anh: Porter's Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành.