|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quyền hạn chức năng (Functional authority) là gì? Giao phó và phạm vi quyền hạn

16:18 | 05/10/2019
Chia sẻ
Quyền hạn chức năng (tiêng Anh: Functional authority) là quyền trao cho một cá nhân hay bộ phận được ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác.
Functional-Authority

Hình minh hoạ (Nguồn: accountlearning)

Quyền hạn chức năng

Khái niệm

Quyền hạn chức năng trong tiếng Anh được gọi là Functional authority.

Quyền hạn chức năng là quyền trao cho một cá nhân hay bộ phận được ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác. 

Quyền hạn là quyền tự chủ trong hành động, trong quá trình quyết định và đòi hỏi sự tuân thủ quyết định gắn liền với một vị trí (hay chức vụ) quản lí nhất định trong tổ chức. 

Nếu nguyên thống nhất mệnh lệnh được thực hiện vô điều kiện, quyền kiểm soát các hoạt động này chỉ thuộc về những người phụ trách trực tuyến mà thôi. 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do sự hạn chế về kiến thức chuyên môn, thiếu khả năng giám sát quá trình, quyền hạn này lại được người phụ trách chung giao cho một tham mưu hay một nhà quản một bộ phận nào khác.

Giao phó quyền hạn chức năng

Ta có thể hiểu rõ hơn quyền hạn chức năng khi coi đó là một phần quyền hạn của người phụ trách trực tuyến. 

Ví dụ

Ví dụ tại trường đại học công lập, hiệu trưởng có toàn quyền điều hành nhà trường, chỉ phụ thuộc vào các qui định của Nhà nước. 

Trong một tình huống tham mưu đơn thuần, các cố vấn về các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, tài chính hay quan hệ đối ngoại không có chút quyền hạn trực tuyến nào, nghĩa vụ của họ chỉ là đưa ra lời khuyên. 

Nhưng khi hiệu trưởng trao cho những cố vấn này quyền đưa ra chỉ thị trực tiếp cho các bộ phận khác, như cho thấy ở hình dưới đây, thì quyền đó được gọi là quyền hạn chức năng.

Uỷ quyền chức năng, cơ cấu trực tuyến - chức năng

Screen Shot 2019-10-05 at 4

Uỷ quyền chức năng, cơ cấu trực tuyến - chức năng

Phạm vi quyền hạn chức năng

Do quyền hạn chức năng vi phạm chế độ một thủ trưởng, việc hạn chế phạm vi quyền hạn chức năng là rất quan trọng để duy trì tính toàn vẹn của các cương vị quản

Ví dụ

Ví dụ, quyền hạn chức năng của người phụ trách bộ phận quản nhân sự trong tổ chức nói chung chỉ giới hạn trong việc đưa ra các thủ tục để tuyển chọn nhân lực, bố trí nhân lực, quản các chương trình lương bổng, xử khiếu nại về nhân sự, xử các giấy tờ nghỉ phép, tiến hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và những vấn đề có nội dung tương tự.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức và quản lí tổ chức, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi