|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ cấu tổ chức theo địa dư (Geographic Organizational Structure) là gì?

20:32 | 03/10/2019
Chia sẻ
Cơ cấu tổ chức theo địa dư (tiếng Anh: Geographic Organizational Structure) là cơ cấu tổ chức mà trong đó các hoạt động trong một khu vực địa lí nhất định được hợp nhóm và giao cho một nhà quản lí.
geographic-org-chart

Hình minh hoạ (Nguồn: thethrivingsmallbusiness)

Cơ cấu tổ chức theo địa dư

Khái niệm

Cơ cấu tổ chức theo địa dư trong tiếng Anh được gọi là Geographic Organizational Structure.

Cơ cấu tổ chức thể hiện hình thức cấu tạo của tổ chức, bao gồm sự phân chia tổng thể thành các bộ phận mang tính độc lập tương đối thực hiện những hoạt động nhất định.

Việc hình thành các bộ phận của tổ chức phản ánh quá trình chuyên môn hoá và hợp nhóm hoạt động theo chiều ngang.

Việc hợp nhóm các hoạt động và con người để tạo nên các bộ phận tạo điều kiện mở rộng tổ chức đến mức độ không hạn chế và đó cũng là cách để có được nguồn nhân lực thực hiện các mục tiêu kế hoạch.

Trong thực tế, các bộ phận có thể được hình thành theo những tiêu chí khác nhau, làm xuất hiện các mô hình tổ chức bộ phận khác nhau. Trong đó có thể kế tới mô hình tổ chức theo địa dư.

Việc hình thành bộ phận dựa vào lãnh thổ là một phương thức khá phổ biến ở các tổ chức hoạt động trên phạm vi địa rộng. 

Cơ cấu tổ chức theo địa dư là cơ cấu tổ chức mà trong đó các hoạt động trong một khu vực địa nhất định được hợp nhóm và giao cho một nhà quản

Ví dụ

Mô hình tổ chức theo địa dư của Cục thuế Hà Nội

Screen Shot 2019-10-03 at 8

Mô hình tổ chức theo địa dư của Cục thuế Hà Nội

Các tổ chức thường sử dụng mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư khi cần tiến hành các hoạt động giống nhau ở các khu vực địa khác nhau. 

Nhiều cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, toà án, bưu điện..., áp dụng hình thức tổ chức này nhằm cung cấp những dịch vụ giống nhau, đồng thời ở mọi nơi trong cả nước.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm chính của mô hình tổ chức này là

Tập trung sự chú ý vào những lãnh thổ đặc biệt

Việc phối hợp hành động giữa các bộ phận vì mục tiêu cuối cùng có hiệu quả hơn

Các đề xuất đổi mới công nghệ dễ được quan tâm

Có được thông tin tốt hơn về thị trường và có khả năng lớn hơn là khách hàng sẽ được tính tới khi đề ra quyết định

Sử dụng được lợi thế nguồn lực của các địa phương khác nhau

Việc qui định trách nhiệm giải trình đối với kết quả cuối cùng tương đối dễ dàng

Giảm gánh nặng cho các nhà quản lí cấp cao và tạo khả năng tốt hơn cho việc phát triển đội ngũ các nhà quản chung

Nhược điểm tiềm ẩn của nhóm mô hình này là

Công việc có thể bị trùng lắp

Sự tranh giành nguồn lực giữa các tuyến có thể dẫn đến phản hiệu quả

Có khó khăn trong việc thích ứng với các yếu tố tác động lên toàn tổ chức

Cần nhiều người có năng lực quản lí chung

Có xu thế làm cho việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ tập trung trở nên khó khăn

Làm nảy sinh khó khăn đối với việc kiểm soát của cấp quản lí cao nhất

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức và quản lí tổ chức, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.