|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ cấu tổ chức không ranh giới (Boundaryless organizational structure) là gì?

21:33 | 03/10/2019
Chia sẻ
Cơ cấu tổ chức không ranh giới (tiếng Anh: Boundaryless organizational structure) là cơ cấu tổ chức không ranh giới, phá vỡ ranh giới giữa các tiểu hệ thống bên trong tổ chức và ranh giới với môi trường bên ngoài.
slide_38

Hình minh hoạ (Nguồn: slideplayer)

Cơ cấu tổ chức không ranh giới

Khái niệm

Cơ cấu tổ chức không ranh giới trong tiếng Anh được gọi là Boundaryless organizational structure.

Cơ cấu tổ chức không ranh giới là cơ cấu tổ chức không ranh giới, phá vỡ ranh giới giữa các tiểu hệ thống bên trong tổ chức và ranh giới với môi trường bên ngoài. 

Cơ cấu không ranh giới có thể được nhìn nhận như sự kết hợp của cơ cấu nhóm và cơ cấu mạng lưới, cộng với tính tạm thời.

Trong tổ chức không ranh giới, làm việc nhóm và truyền thông tích cực thay thế cho tuyến quyền hạn chính thức. Không có rào cản bên trong và bên ngoài sẽ giúp mọi người làm việc một cách nhanh chóng và mềm dẻo hơn.

Chúng ta đã nghiên cứu nhiều phương thức hình thành các bộ phận và phân hệ của tổ chức. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng không có cách nào là tốt nhất để xây dựng tổ chức. 

Ngược lại, mô hình được lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong mỗi hoàn cảnh nhất định. 

Các yếu tố này bao gồm chiến lược mà tổ chức theo đuổi, các loại công việc phải làm, cách thức tiến hành công việc, những người tham gia thực hiện công việc, công nghệ được sử dụng, và các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài khác. 

Ở bất kì mức độ nào, việc lựa chọn một cách hình thành bộ phận cụ thể cần được tiến hành sao cho có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. 

Để thực hiện được điều đó, phần lớn các tổ chức đều cần đến các hình thức phân chia bộ phận hỗn hợp, trong đó kết hợp hai hoặc nhiều mô hình tổ chức bộ phận thuần túy nói trên.

Mô hình tổ chức hỗn hợp tại Công ty Điện lực Hà Nội

Screen Shot 2019-10-03 at 9

Mô hình tổ chức hỗn hợp tại Công ty Điện lực Hà Nội

Ưu và nhược điểm 

Ưu điểm lớn nhất của mô hình hỗn hợp là sự kết hợp nhiều mô hình cho phép tổ chức lợi dụng được các ưu thế của mô hình tổ chức chính đồng thời ít ra cũng giảm được ảnh hưởng của các nhược điểm của nó.

Trong chừng mực nào đó, các nhược điểm của mô hình tổ chức hỗn hợp là: cơ cấu tổ chức có thể phức tạp, có thể dẫn đến việc hình thành các bộ phận, phân hệ quá nhỏ. Tuy vậy, việc kết hợp đúng đắn các mô hình thuần tuý có thể giảm được các nhược điểm nói trên.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức và quản lí tổ chức, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.