Cơ quan Thống kê liên bang Đức cho biết động lực của nền kinh tế suy yếu đáng kể vào cuối năm ngoái, nguyên nhân chính là do chi tiêu tiêu dùng tư nhân giảm 1% so với quý trước do lạm phát cao.
Thống kê cho thấy khoảng 6.100 tỷ won (4,7 tỷ USD) đầu tư nước ngoài đã đổ vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc trong tháng 1/2023, bất chấp bất ổn gia tăng liên quan đến thị trường tài chính toàn cầu.
Theo Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF), nhu cầu khí đốt tự nhiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tăng hơn gấp 2 lần vào năm 2050, lên mức 350 tỷ m3 trong bối cảnh khu vực này đang dịch chuyển khỏi điện than.
Một trong những chỉ tiêu lạm phát mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đặc biệt quan tâm vừa tăng mạnh hơn dự báo của các nhà kinh tế, cho thấy nỗ lực kìm chế giá cả của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ còn kéo dài.
Các nước phương Tây đã áp hàng chục nghìn lệnh trừng phạt lên Nga sau khi Tổng thống Putin phát động tấn công Ukraine vào ngày 24/2/2022. Nga cũng không ngồi im chịu trận và trả đũa bằng các đòn cấm vận của riêng mình.
Việc chính phủ phê chuẩn các dự án cơ sở hạ tầng được tài trợ bằng vốn vay, thay vì dồn lực cho lĩnh vực công nghiệp, có thể sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá đắt trong tương lai.
Tổng kim ngạch thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã tăng khoảng 23% so năm 2021, đạt 856,3 tỷ euro (912,6 tỷ USD), một mức cao mới khác.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định kinh tế toàn cầu đang "tốt hơn nhiều" so với dự đoán cách đây vài tháng sau tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Dù đã được chính phủ khuyến khích hỗ trợ các nhà phát triển tư nhân đang gặp khó khăn, phần lớn doanh nghiệp bất động sản nhà nước vẫn ngần ngại dang đôi tay ra. Hy vọng của Bắc Kinh về một cuộc phục hồi sớm của thị trường đang dần tắt lịm.
Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề như nguồn cung ngũ cốc, phân bón và năng lượng toàn cầu bị hạn chế, cùng với lạm phát gia tăng và rủi ro suy thoái kinh tế ngày một lớn.
Citigroup dự báo nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong năm nay ở mức khoảng 2,2%, cao hơn 0,25% so với dự báo trước đó, khi những xu hướng kinh tế vĩ mô đang có chiều hướng cải thiện.
Theo nguồn tin của Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới Moscow vào tháng 4 hoặc tháng 5 nhằm nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình, kết thúc xung đột Ukraine.
Để thoả mãn nhu cầu mua sắm dồn nén trong đại dịch và trang trải chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, người tiêu dùng Mỹ đang vừa phải dùng tiền tiết kiệm vừa phải quẹt thẻ tín dụng. Khi lãi suất tăng cao hơn, cỗ máy tiêu dùng của Mỹ có thể suy yếu, góp phần kích hoạt suy thoái kinh tế.
Ngày 21/2, trong Thông điệp liên bang lần thứ 18 đọc trước hai viện Quốc hội Nga, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế quốc gia vẫn đứng vững trước các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây.
Tài liệu được công bố trên tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/2 cho biết Hội đồng châu Âu đã thông qua việc gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine đến ngày 24/2/2024.
Chính phủ Anh đang đối mặt với áp lực từ các tổ chức tư nhân, nhà vận động về năng lượng đóng băng chi phí năng lượng hộ gia đình sau cuối tháng 3/2023 (giữ mức giá trần năng lượng) khi kết thúc năm tài khóa 2022-2023. Lý do là giá bán buôn giảm mạnh làm giảm đáng kể số tiền trợ cấp của chính phủ cần thiết để giữ hóa đơn ổn định.