Thuyết so sánh xã hội (tiếng Anh: Social comparison theory) cho rằng con người luôn có xu hướng so sánh bản thân mình với người khác, trong quá trình mua hàng là so sánh giá mình phải trả với các khách hàng khác.
Suy nghiệm Keats (tiếng Anh: Keats heuristic) cho rằng mức độ đáng tin của một thông điệp được đánh giá dựa trên độ thẩm mĩ của thông điệp đó. Nói cách khác, thông điệp được truyền tải càng hay thì càng đáng tin.
Hiệu ứng mặc định (tiếng Anh: Default effect) cho rằng khi con người đang mù mờ chưa thể quyết định rõ ràng nên chọn phương án nào, họ sẽ chọn phương án mặc định.
Qui luật hiệu ứng (tiếng Anh: Law of effect) cho rằng các hành vi tạo ra kết quả tốt sẽ có nhiều khả năng được lặp lại lần sau, còn các hành vi tạo ra kết quả xấu thì ngược lại.
Theo hiệu ứng chân lí ảo tưởng (tiếng Anh: illusory truth effect) con người sẽ tin một thông tin nào đó đúng chỉ đơn giản vì họ tiếp xúc với thông tin đó nhiều hơn.
Hiệu ứng mỏ neo (tiếng Anh: Anchoring effect) là một dạng nhận thức sai lệch khiến mọi người tập trung vào phần thông tin có sẵn đầu tiên (mỏ neo) được trao cho họ khi đưa ra quyết định.
Hiệu ứng chim mồi (tiếng Anh: Decoy effect) được định nghĩa là hiện tượng theo đó người tiêu dùng thay đổi sở thích của họ giữa hai lựa chọn khi lựa chọn thứ ba được đưa ra.
Bán hàng đa kênh (tiếng Anh: Omni-channel) là mô hình tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất, liên tục và đồng bộ của hệ thống bán hàng.
Hiệu ứng đóng khung tâm lí (tiếng Anh: Framing effect) là một xu hướng của nhận thức khi đó não bộ sẽ đưa ra quyết định về thông tin dựa trên cách thông tin được trình bày.
Hiệu ứng lan truyền (tiếng Anh: Social Proof) được giải thích là mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận hành động hoặc sở thích của một người hoặc một nhóm người mà họ thích hoặc tin tưởng.
Nghịch lí của sự lựa chọn (tiếng Anh: Paradox of Choice) cho rằng khi con người đối mặt với quá nhiều sự lựa chọn, thay vì hài lòng, có thể khiến họ căng thẳng và gây khó khăn cho việc ra quyết định.
Nhận diện thương hiệu (tiếng Anh: Brand Recognition) là sự đánh giá mà toàn thể công chúng (hoặc thị trường mục tiêu của một tổ chức) có thể xác định nhãn hiệu bằng các thuộc tính của nó.
Quảng cáo so sánh (tiếng Anh: Comparative Advertising) là quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm hay các dịch vụ cùng loại...
Quảng cáo xanh (tiếng Anh: Greenwashing) được coi là một tuyên bố vô căn cứ để đánh lừa người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của công ty là thân thiện với môi trường.
Trải nghiệm khách hàng (tiếng Anh: Customer Experience, viết tắt CX) là nhận thức và cảm xúc của khách hàng về mọi điều liên quan đến một công cy hay một doanh nghiệp.
Facebook pixel là một đoạn mã JavaScript mà facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo chèn vào trang web để theo dõi, đo lường và tối ưu hóa, cũng như tạo tệp đối tượng cho chiến dịch quảng cáo của bạn.
Facebook Lead Ads là một loại quảng cáo được khởi xướng bởi Facebook, khi mà người dùng click vào nút kêu gọi hành động thì một biểu mẫu sẽ hiện ra để người dùng điền thông tin vào mà không nhất thiết chuyển sang một trang trung gian khác.
Đối tượng tương tự (tiếng Anh: Lookalike Audiences) là tính năng nhắm mục tiêu dựa trên danh sách dữ liệu của bên thứ nhất, danh sách tiếp thị lại phổ biến nhất, giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng có hiệu suất cao nhất.