Copywriter là ai? Phân loại Copywriter
Hình minh hoạ (Nguồn: vietbaithue)
Copywriter
Khái niệm
- Copywriter chịu trách nhiệm sản xuất nội dung sáng tạo (Chữ, ảnh, âm thanh, video, văn bản…) phục vụ xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo sản phẩm… cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
- Copywriter phải có trách nhiệm thực hiện phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo, và giám đốc sáng tạo sẽ biến nó thành hình ảnh hoặc âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của người tiếp nhận.
Phân loại
Phân theo khía cạnh nội dung, chúng ta sẽ có 7 loại Copywriter:
- Sale Letter Copywriter
Sale Letter Copywriter là loại Copywriter cổ điển và thuần túy nhất. Từ thời xưa, Copywriter là những người viết thư chào hàng để bán sản phẩm. Copywriter dạng này cũng có thể viết những bài nội dung dài cho Website, báo – những nơi đặt yêu cầu chất lượng nội dung cao.
Họ là những người đảm bảo việc sắp xếp các câu chữ để cho bài viết mạch lạc và có tính thuyết phục cao từ đầu bài cho đến kết bài.
Điểm Mạnh: Viết tốt, sử dụng từ ngữ phong phú
Viết tốt cho: Sale letter, sale page, thông cáo báo chí
- Creative/ Advertising Copywriter
Trái ngược lại với dạng Copywriter cổ điển kể trên, Creative/Advertising Copywriter thực tế không cần viết nhiều – đôi khi chỉ là câu slogan vỏn vẹn 3 chữ.
Công việc của Creative/Advertising Agency thú vị nhưng mang nhiều thách thức. Do yêu cầu phải sáng tạo liên tục với nhiều loại sản phẩm khác nhau dành cho nhiều đối tượng khách hàng nên họ phải là người có những kinh nghiệm nhất định.
Ở một số agency hiện nay thì Copywriter dạng này họ còn gọi là Creative.
Điểm mạnh: Sáng tạo, hiểu tâm lí con người
Viết tốt cho: Slogan, tagline, Storyboard, Concept
- Digital copywriter
Công việc của một Digital Copywriter là sử dụng các câu chữ một cách hợp lí trên những công cụ này để tăng lượng conversion cho các công đoạn của một chiến dịch Marketing Online.
Điểm mạnh: tỉ mỉ, nhẫn nại, sự thuyết phục
Viết tốt cho: Social Post, Copy điều hướng trên Web, micro copy…
- Technical Copywriter
Technical Copywriter là những người có kiến thức sâu về kĩ thuật, công nghệ, xe cộ,… và thường viết về các chủ đề này. Technical copywriter là những chuyên gia trong lĩnh vực nội dung mà họ viết và bài viết của họ có uy tín với cộng đồng và một tầm ảnh hưởng nhất định.
Tuy nhiên, những copywriter dạng này hầu như chỉ viết được nội dung trong lĩnh vực của họ.
Điểm mạnh: Có kiến thức sâu về chuyên ngành, có tiếng nói
Viết tốt cho: bài PR giới thiệu, review sản phẩm
- SEO Copywriter
SEO Copywriter là những Copywriter tập trung hơn vào các kĩ thuật SEO như tần suất xuất hiện keywords, vị trí đặt keyword… tất cả nhằm tăng thứ hạng SEO cho bài viết nói riêng cũng như Website chính nói chung.
Điểm mạnh: hiểu về SEO, biết cách tìm ý tưởng cho nội dung
Viết tốt cho: Website Content
- Inhouse Copywriter
Brand Copywriter – hay còn gọi là Inhouse Copywriter được xem là "đại diện" về mặt câu chữ của thương hiệu. Không sai khi nói họ là "nhà báo thương hiệu" – người chỉ đưa tin về thương hiệu.
Họ viết tất cả những gì mà nhãn hàng yêu cầu, từ thông cáo báo chí cho tới bài PR,…
Điểm mạnh: Hiểu sâu về nhãn hàng, hiểu khách hàng mục tiêu
Viết tốt: Blog Article, PR, Thông cáo báo chí…
- Publisher/Content Copywriter
Các Publisher được coi là một trong những kênh để quảng bá nội dung, tin tức, họ có số lượng độc giả trung thành theo dõi riêng.
Hiện nay số lượng các Publisher cũng tăng nhanh chóng ngoài phạm vi báo giấy trở thành báo mạng và các mạng xã hội. Do đó số lượng bài viết nội dung cũng như bài PR, quảng cáo đòi hỏi phải có những Copywriter chất lượng để phục vụ khách hàng.
Không chỉ là những người sản xuất content, họ còn sử dụng kinh nghiệm đó vào việc viết các bài PR giới thiệu cho sản phẩm theo đúng bản thân của publisher đó.
Có thể nói các Copywriter dạng này là những người hiểu về khách hàng của mình nhất, biết cách điều chỉnh content làm sao cho độc giả mình dễ tiếp nhận nhất.
Điểm mạnh: Hiểu đối tượng độc giả
Viết tốt cho: Bài PR, content , forum seeding storyboard…
(Tài liệu tham khảo: Người lao động. Jobs Go. Marketing AI)