Sản phẩm ngân hàng (tiếng Anh: Bank products) là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính.
Marketing ngân hàng (tiếng Anh: Bank marketing) là trạng thái tinh thần của khách hàng mà ngân hàng phải thỏa mãn hay là việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó, ngân hàng đạt được lợi nhuận tối ưu.
Marketing du lịch (tiếng Anh: Tourism Marketing) là sự hội nhập các hoạt động của các nhà cung ứng du lịch hướng vào sự thỏa mãn của người tiêu dùng du lịch trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu.
Xúc tiến bán (tiếng Anh: Sales Promotion) vào các trung gian thương mại là những hoạt động xúc tiến nhằm vào các nhà phân phối những người bán lẻ sản phẩm, người tạo nên kênh phân phối.
Marketing đẩy và marketing kéo (tiếng Anh: Push Marketing and Pull Marketing) là hai lựa chọn sẵn có để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Chiến lược thông điệp (tiếng Anh: Message Strategy) là chiến lược sử dụng từ ngữ, lời nói, âm thanh và các hình thức kích thích nghe nhìn khác được phác họa để ảnh hưởng đến hành vi khách hàng.
Marketing quốc tế (tiếng Anh: International Marketing) là một quá trình nhận dạng hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng nước ngoài mong muốn và sau đó cung cấp chúng đúng nơi, đúng giá.
Xây dựng thương hiệu (tiếng Anh: Branding) là tạo lập và tăng giá trị tài sản thương hiệu trên thị trường. Theo đó, nhà quản trị marketing cần có cách thức để xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình trở thành thương hiệu mạnh.
Hệ thống nhận diện thương hiệu (tiếng Anh: Brand Identity System) là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm tên, logo, kí hiệu, khẩu hiệu, thiết kế, đóng gói và hoạt động của sản phẩm, dịch vụ cũng như hình ảnh thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu (tiếng Anh: Brand Strategy) là một tập hợp nguyên tắc và định hướng dẫn dắt các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh trên thị trường.
Chiến lược tấn công mạn sườn (tiếng Anh: Flank Attack Strategy) là chiến lược lấy thế mạnh của doanh nghiệp để đánh vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Nhà quản trị marketing phải chú ý sử dụng chiến lược này một cách phù hợp.
Chiến lược tấn công (tiếng Anh: Attack Strategy) là chiến lược dùng sức mạnh hoặc lợi thế của doanh nghiệp để lấn át đối thủ một cách mạnh mẽ nhằm chiếm ưu thế trên thị trường.
Sức mạnh doanh nghiệp (tiếng Anh: Enterprise Strength) là các nguồn lực, khả năng, năng lực có thể triển khai của doanh nghiệp ở một thị trường hoặc đoạn thị trường cụ thể.
Vị trí thị trường hiện tại (tiếng Anh: Current Market Position) của doanh nghiệp được xác định qua việc đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp ở một thị trường hoặc đoạn thị trường cụ thể.
Phương pháp ma trận BCG (tiếng Anh: Boston Consulting Group) được xây dựng nhằm đánh giá các đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp dựa trên hai chỉ tiêu là: Tốc độ tăng trường của thị trường và thị phần tương đối của doanh nghiệp.
Phương pháp ma trận mở rộng thị trường (tiếng Anh: Matrix method of market expansion) là phương pháp phân tích, đánh giá tính hấp dẫn của các đơn vị kinh doanh chiến lược.
Xác lập hệ thống xúc tiến hỗn hợp (tiếng Anh : Establish a Promotional Mix) là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu, vị trí, vai trò của các công cụ truyền thông và sự phối hợp giữa chúng để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chiến lược truyền thông.
Tại đại hội lần này, cổ đông ngân hàng đã thông qua việc chuyển trụ sở từ TP HCM ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT. Tuy nhiên, ĐHĐCĐ đã không thể thông qua việc sửa đổi điều lệ và chấm dứt đầu tư trụ sở chính ở TP HCM.