|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược tấn công mạn sườn (Flank Attack Strategy) là gì?

17:01 | 14/09/2019
Chia sẻ
Chiến lược tấn công mạn sườn (tiếng Anh: Flank Attack Strategy) là chiến lược lấy thế mạnh của doanh nghiệp để đánh vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Nhà quản trị marketing phải chú ý sử dụng chiến lược này một cách phù hợp.

AdobeStock_56716934

Hình minh họa (Nguồn: Code Matters)

Chiến lược tấn công mạn sườn (Flank Attack Strategy)

Khái niệm

Chiến lược tấn công mạn sườn trong tiếng Anh gọi là Flank Attack Strategy.

Chiến lược tấn công mạn sườn là chiến lược lấy thế mạnh của doanh nghiệp để đánh vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.

Đặc điểm

Doanh nghiệp thách thức phát hiện điểm yếu trong chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh và phát triển chiến lược tập trung sức mạnh khai thác điểm yếu đó. Đây là chiến lược phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế hơn đối thủ cạnh tranh. 

Chiến lược tấn công cạnh tranh mạn sườn có thể theo hai hướng:

- Lôi kéo khách hàng ở những khu vực thị trường nhất định hoặc những đoạn thị trường nhất định.

- Tìm ra những nhu cầu thị trường chưa được phát hiện hoặc các đối thủ cạnh tranh chưa khai thác. 

Doanh nghiệp tấn công có thể tìm kiếm những đoạn thị trường còn trống để lập kế hoạch khai thác và phát triển những đoạn thị trường này thành những đoạn thị trường mạnh.

Tấn công mạn sườn là cách tấn công vào các khu vực địa lí mà đôi thủ cạnh tranh chưa có mặt hoặc những phân đoạn thị trường mà đối thủ cạnh tranh chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược tấn công mạn sườn chú trọng vào các đoạn thị trường có nhu cầu khác biệt của khách hàng mà đối thủ cạnh tranh hiện tại chưa tập trung vào. 

Yếu tố then chốt để chiến lược này thành công đó là thời gian

Các công ty Nhật Bản đã xâm nhập vào thị trường ô tô nhỏ tại Mỹ đúng thời điểm, do vậy đã tận dụng được thời cơ kinh tế Mỹ suy thoái và sự khan hiếm về nguồn cung năng lượng. 

Chiến lược này yêu cầu xác định được điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, và những phần thị trường mà đối thủ cạnh tranh chưa có khả năng đáp ứng được. Thực tế, việc xác định các khoảng trống thị trường cần được nhìn nhận một các tinh tế và có hướng tiếp cận sáng tạo để tiếp cận được những phân đoạn thị trường đó.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thanh Hoa

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.