Theo báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), trong quý II/2022 giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ đã giảm kỷ lục 6.100 tỷ USD xuống mức thấp nhất trong một năm khi đà giảm của thị trường chứng khoán vượt xa mức tăng giá trị bất động sản.
Armenia và Azerbaijan lại một lần nữa trở thành điểm nóng tại châu Âu khi các cuộc giao tranh gần đây đã khiến gần 100 binh sĩ thiệt mạng, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh mới tại phía nam Caucasus.
Ngân hàng Nomura đã điều chỉnh dự báo lãi suất tăng 75 điểm cơ bản (bps) trong cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed thành 100 bps. Cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers cũng khuyên Fed hành động mạnh mẽ để bảo vệ uy tín trong lĩnh vực chống lạm phát.
Tỷ giá nhân dân tệ/USD đã giảm đáng kể nhưng nhìn chung vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, tình hình có thể dễ dàng thay đổi, đặt các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vào tình trạng báo động.
Báo cáo mới nhất cho thấy nhu cầu mạnh mẽ của người tiêu dùng đang thúc đẩy lạm phát. Giới chuyên gia và các nhà đầu tư đều dự kiến Fed sẽ hành động quyết liệt hơn nhằm điều chỉnh áp lực giá.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 13/9 cắm đầu giảm sâu sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 cho thấy lạm phát cao hơn dự báo, dẫn tới nguy cơ Fed tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay.
Suy giảm dự trữ ngoại hối tại các nền kinh tế mới nổi đang hạn chế khả năng can thiệp vào thị trường để giải cứu đồng nội tệ của các ngân hàng trung ương châu Á.
Biên bản cuộc họp công bố ngày 13/9 cho thấy các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đã bày tỏ sự lo ngại về khả năng lạm phát cao ngày càng dai dẳng.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh Tokyo hướng tới mục tiêu thúc đẩy tiến trình thảo luận liên quan đến mục tiêu xây dựng chuẩn mực về hành vi có trách nhiệm trong không gian vũ trụ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,1% trong tháng 8. Không tính lương thực và năng lượng, chỉ số lạm phát tăng 0,6%, đều cao hơn dự kiến, được thúc đẩy bởi sự gia tăng của giá thực phẩm, nơi ở và các dịch vụ chăm sóc y tế.
Một cuộc suy thoái của châu Âu có thể giúp Mỹ ghìm cương lạm phát, tránh được suy thoái và cứu hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, những chính sách của Washington có thể ngày càng làm rạn nứt quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Nền kinh tế Anh trì trệ trong ba tháng 5-7/2022, do khủng hoảng chi phí sinh hoạt ảnh hưởng đến tài chính hộ gia đình và hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng không như kỳ vọng.
Các công ty tiện ích của Đức cảnh báo lưới điện của nước này có thể quá tải khi người dân chuyển sang sử dụng những máy sưởi điện nhằm tránh tình trạng thiếu hụt khí đốt trong mùa đông.
Ủy ban châu Âu (EC) đang đề xuất một loạt giải pháp nhằm giúp châu lục già giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, trong đó, một số thành viên mong muốn áp giá trần với tất cả khí đốt nhập khẩu.
Các công ty nhiên liệu hóa thạch có thể sẽ phải chia sẻ lợi nhuận vượt mức để giúp các hộ gia đình và ngành công nghiệp châu Âu đối phó chi phí tăng vọt, theo một dự thảo của Liên minh châu Âu (EU).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Chuyến đi của ông Tập tới Trung Á sẽ có ý nghĩa hệ trọng với cả Bắc Kinh lẫn Moscow bởi dự kiến ông sẽ gặp mặt người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong bối cảnh Ukraine đang phản công quyết liệt.
Châu Âu có vẻ khó thoát khỏi nanh vuốt của suy thoái. Nhưng nỗi khổ của châu Âu có thể giúp Mỹ khống chế lạm phát, tránh được suy thoái và cứu hàng triệu việc làm.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang hướng đến mục tiêu “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế nước này - khi giảm dần lạm phát về mức 2% mà không gây suy thoái.