Phó Chủ tịch EC nhấn mạnh trong thời gian tới, EU cần một chính sách tài khóa thận trọng, kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời giúp đỡ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong bối cảnh khủng hoảng.
Chính phủ Nhật Bản phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn đà sụt giảm quá mức của đồng yen, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Seiji Kihara cho biết hôm 11/9.
Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đang “vắt kiệt” nguồn tài chính của các hộ gia đình bình thường và có thể dẫn tới tình trạng mất điện và đóng cửa nhà máy trong những tuần tới. Nhiều nhà kinh tế cảnh báo suy thoái đang đến gần.
Trong khi nhiều người hàng xóm châu Âu đang hứng chịu lạm phát hai con số, Thụy Sỹ vẫn ung dung với mức tăng giá cả chỉ bằng 1/3 do những sự khác biệt về giỏ hàng hóa, nguồn cung năng lượng, cách thức chi tiêu cũng như chi phí lao động.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi người dân cùng chung tay để vượt qua khủng hoảng, đồng thời khẳng định nước Đức sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 9/9 ban hành hướng dẫn mới liên quan đến kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga, cho biết các nhà cung cấp dịch vụ hàng hải sẽ không phải chịu trách nhiệm về thông tin giá dầu sai lệch do người mua và người bán dầu Nga cung cấp.
Hôm 9/9, đài truyền hình quốc gia Nga đã phát sóng một cuộc phỏng vấn thừa nhận rằng Kiev đã đạt được một “thắng lợi đáng kể”, sau khi các lực lượng Ukraine phản công quy mô lớn tại Kharkiv.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Robert Rubin cho rằng dự báo xu hướng lạm phát là một việc làm lãng phí thời gian không cần thiết. Đồng thời, ông cũng lên tiếng cảnh báo về một cuộc suy thoái tiềm tàng vào năm tới.
Các quốc gia G7 vẫn chưa sẵn sàng áp giá trần với dầu thô của Nga do chưa tập hợp đủ người mua để gây sức ép lên chính quyền Điện Kremlin. Vì chưa rõ ai sẽ tham gia thỏa thuận áp giá trần nên mức giá cụ thể cũng chưa được xác định.
Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho rằng đồng USD hiện vẫn còn dư địa để tăng thêm, đồng thời e ngại rằng các biện pháp can thiệp tiềm năng của Nhật Bản có lẽ sẽ không đảo ngược được cú giảm của đồng yen.
Các bộ trưởng tài chính của Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan cho biết sẽ vẫn áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào năm tới như cam kết.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản (bps) để cố hạ nhiệt lạm phát đang ở đỉnh lịch sử. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định động thái này sẽ không có nhiều tác dụng trong việc củng cố giá trị của đồng euro.
Bất chấp các cảnh báo về một mùa đông lạnh lẽo từ chính quyền Moscow, Liên minh châu Âu vẫn đang từng bước vạch ra kế hoạch để áp trần giá đối với các nguồn cung năng lượng từ Nga.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng trong ba phiên liên tục từ 7/9 đến 9/9, hồi phục mạnh mẽ sau đợt bán tháo giữa lo ngại về lãi suất. Tính chung cả tuần qua, S&P 500 thêm 3,65% và vượt đường trung bình trượt 50 phiên (MA 50).
Quá trình đô thị hóa có thể giúp Trung Quốc giải phóng thêm khoảng 20% lực lượng lao động sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, mở ra triển vọng phát triển kinh tế trong bối cảnh dân số già hóa và tiêu dùng suy giảm.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda ngày 9/9 cho biết, những biến động nhanh gần đây của đồng yen là mối bất lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Theo giới quan sát, tuy chứng khoán châu Âu đóng phiên 8/9 cao hơn sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng mạnh lãi suất, nhưng đó chỉ là do các nhà đầu tư thấy ECB đang nghiêm túc hơn trong việc chống lại lạm phát - hiện ở mức khoảng 9%.