Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật quan trọng nhằm cấp ngân sách giúp chính phủ liên bang duy trì hoạt động cho đến ngày 16/12, tránh được tình trạng phải đóng cửa một phần.
Công ty Nord Stream 2 AG phụ trách vận hành Dòng chảy phương Bắc 2 thông báo đường ống vận chuyển khí đốt chạy dưới đáy Biển Baltic này không còn rò rỉ do có sự cân bằng áp suất giữa khí đốt và nước.
Sự cố trên đường ống khí đốt Nord Stream 1 và 2 đã khiến nhiều quốc gia châu Âu phải tăng cường biện pháp bảo vệ các cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là về năng lượng.
IMF cũng đã thông qua một cơ chế cho vay khẩn cấp mới nhằm hỗ trợ các nước đang đối mặt với tình trạng "mất an ninh lương thực nghiêm trọng", khi giá cả tăng cao trên toàn cầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 30/9 đổ lỗi cho Mỹ và đồng minh phương Tây đã phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2 ở đáy biển Baltic, khiến cho an ninh năng lượng của châu Âu thêm bấp bênh.
Ngày 29/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ sửa chữa "tất cả những sai sót" trong quá trình thực hiện lệnh động viên. Đây lần thừa nhận công khai đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga về những vấn đề liên quan đến đợt huy động quân dự bị công bố hồi tuần trước.
Theo tờ Global Times, Mỹ sẽ gặt hái được nhiều lợi ích khi đường ống Nord Stream bị rò rỉ, chẳng hạn như tăng cường sự kiểm soát với châu Âu, hạn chế tầm ảnh hưởng của Nga và thế chân Nga tại thị trường khí đốt của châu lục già.
Kho vũ khí mà phương Tây dùng để viện trợ cho Ukraine đang cạn kiệt nhanh chóng. Các ông lớn sản xuất vũ khí quốc phòng như Mỹ cần kha khá thời gian để tăng sản lượng và điều này có thể gây ảnh hưởng đến cục diện trận chiến tại Ukraine.
Cảnh báo mới đây nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc ông sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột với Ukraine đã khiến cho châu Âu và Mỹ phải đặt câu hỏi: Cựu điệp viên KGB này đang nói thật hay nói đùa?
Theo hãng tin AP, hơn 194.000 người Nga đã di chuyển sang Phần Lan, Georgia và Kazakhstan sau lệnh động viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Phương tiện sử dụng phổ biến nhất là ô tô, song nhiều người còn sử dụng xe đạp hoặc thậm chí đi bộ.
Kết quả kiểm phiếu cho thấy cả 4 vùng lãnh thổ Ukraine đều chấp nhận trở thành một phần của Liên bang Nga. Quá trình gia nhập sẽ diễn ra trong nhiều bước, và Moscow cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ hết sức có thể.
Mặc dù đã có những nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc trong các loại vũ khí quốc phòng, Mỹ sẽ khó lòng xây dựng một chuỗi cung ứng quân sự hoàn toàn độc lập với Bắc Kinh.
Lệnh "động viên một phần" của ông Putin có thể là nước đi gây phản tác dụng. Lính dự bị không được đào tạo bài bản và thiếu thiện chí có thể cản trở nỗ lực của Nga trong việc khẳng định lại quyền kiểm soát tại chiến trường Ukraine.
Số người tham gia trưng cầu dân ý tại 3/4 vùng lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát đã vượt qua mốc 50%. Tuy nhiên, theo phía Kiev, có nhiều báo cáo cho thấy Moscow đang ép buộc người dân.
Giới phân tích nhận định lời đe dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine có thể liên quan đến kịch bản Nga triển khai “bom chiến thuật” để buộc Kiev đầu hàng. Câu hỏi được đặt ra là: phương Tây sẽ phản ứng trước nguy cơ này như thế nào?