Trung Quốc vốn đã thiếu máy móc, phần mềm và công nghệ cần thiết để thúc đẩy ngành bán dẫn nội địa. Giờ đây, nước này còn phải đương đầu với các khoản đầu tư thiếu hiệu quả và vấn nạn tham nhũng.
Giá nhà tại Anh trong tháng 8 đã tăng ở mức hai con số tháng thứ 10 liên tiếp dù lãi suất vay thế chấp tăng và cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí ngày càng nghiêm trọng.
Dẫu nền kinh tế Mỹ đang chững lại, số liệu việc làm phi nông nghiệp vẫn tiếp tục xu hướng tăng trong tháng 8. Tỷ lệ thất nghiệp cũng lên cao hơn khi nhiều người lao động trở lại thị trường việc làm.
Các nhà phân tích năng lượng và chính trị nhận định, sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga dường như sắp sửa kết thúc. Điều đó đồng nghĩa rằng Moscow sắp không còn có thể dùng khí đốt để đe doạ châu Âu.
Khu vực bất động sản đang chật vật của Trung Quốc có thể là trở ngại lớn đối với tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán nếu như chính phủ không hỗ trợ đủ mạnh, các nhà phân tích tại Morgan Stanley nhận định.
Bloomberg khuyên các nhà đầu tư nên quên "hạ cánh mềm" đi, vì Fed đang hướng tới một kịch bản đau đớn hơn cho nền kinh tế nhằm dập tắt lạm phát. Kịch bản đó được gọi là "suy thoái tăng trưởng".
Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ thảo luận về đề xuất của chính quyền Tổng thổng Mỹ Joe Biden về mức trần giá dầu của Nga tại cuộc họp vào ngày 2/9.
Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, do giá năng lượng toàn cầu tăng cao, Hàn Quốc đã thâm hụt thương mại 9,47 tỷ USD trong tháng 8, mức lớn nhất từ trước đến nay.
Trung Quốc dường như đang bán đi những lô khí đốt mua được từ Nga trên thị trường giao ngay cho châu Âu với giá cắt cổ. Trong khi châu Âu phải trả giá đắt, Moscow và Bắc Kinh đang cùng nhau chia sẻ lợi nhuận.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 8/2022 đã giảm tháng thứ hai liên tiếp do các hạn chế nghiêm ngặt của chính sách "Không COVID" và hạn hán đã ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 8 tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ khi Eurostat thực hiện thống kê về lạm phát.
Với nhận định nền tảng phục hồi kinh tế chưa vững mạnh, Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch 19 điểm mới để ứng phó với những thách thức. Trong khi đó, các nhà phân tích nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy khả quan trong những năm tới, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Lao động trẻ tại Trung Quốc đang gánh chịu áp lực nặng nề và ngày càng bi quan về tương lai, bởi chiến lược Zero COVID của chính phủ khiến chặng đường tìm kiếm việc làm trở nên chông gai hơn bao giờ hết.
Nhân dân tệ yếu đi cũng không giúp được nhiều cho lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc khi mà nội tệ của các quốc gia trong khu vực và đối thủ cạnh tranh còn tụt dốc mạnh hơn.
Theo các nhà phân tích tại ngân hàng Thụy Sỹ UBS, xác suất nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới đây là 60%, tăng đáng kể so với mức 40% hồi tháng 6.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn hai năm, vốn nhạy cảm với lãi suất, đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2008 trong ngày 24/8, ở mức 2,959%, tăng so với mức 1,72% ghi nhận được hồi đầu tháng.