Với nhiều yếu tố, biểu hiện rõ nhất cho những khó khăn mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt là việc nước này chính thức rơi vào tình trạng giảm phát.
Các khoản vay ngân hàng trong tháng 7/2023 của Trung Quốc đã giảm so với tháng trước đó và những thước đo tín dụng quan trọng khác cũng suy yếu, ngay cả sau khi các nhà hoạch định chính sách cắt giảm lãi suất và cam kết sẽ tung ra nhiều biện pháp hỗ trợ hơn nữa cho nền kinh tế đang chững lại.
Tờ Nihon Keizai Shimbun của Nhật Bản đưa tin tình hình thiếu nguồn cung nhà ở tại Mỹ đang đẩy giá nhà ở nước này tăng cao, gây khó khăn cho người Mỹ trong việc sở hữu nhà ở.
Tổng thống Biden bày tỏ lo ngại rằng những vấn đề kinh tế và nhân khẩu học của Trung Quốc đã biến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở thành một “quả bom hẹn giờ”, đe doạ các nước khác.
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam ở cả hai chiều. Do vậy, triển vọng kinh tế kém tươi sáng của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tác động xấu đến hoạt động xuất và nhập khẩu của nước ta trong nửa cuối năm.
Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết nước này đã nối lại hoạt động du lịch theo đoàn đến các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Đức và Anh.
Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim của Iran ngày 10/8 dẫn lời Giám đốc điều hành Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) Mohsen Khojasteh-Mehr cho biết, Iran dự kiến sẽ tăng sản lượng dầu thêm 250.000 thùng/ngày vào cuối mùa hè này.
Báo cáo mới nhất từ chính phủ Mỹ cho thấy lạm phát đã bớt gây sức ép lên nền kinh tế số một thế giới trong tháng 7, song Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn chưa thể dừng thắt chặt chính sách.
HSBC cho rằng nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành trường hợp đặc biệt trong ASEAN khi tiến hành cắt giảm lãi suất trước cả Fed, đến từ lạm phát giảm, thặng dư tài khoản vãng lai cũng như mức tăng trưởng yếu trong nửa đầu năm 2023.
Cuộc họp tiếp theo của Fed để thảo luận về lãi suất dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 19-20/9. Trước đó, Fed đã để ngỏ khả năng có thể tiếp tục nâng lãi suất để ứng phó lạm phát tăng cao.
Các nhà đầu tư đặt cược rằng nền kinh tế số một thế giới sẽ tránh được suy thoái. Tuy nhiên, gã khổng lồ ngành ngân hàng Thụy Sỹ UBS cảnh báo rằng Mỹ vẫn còn phải vượt qua ba vật cản lớn trước khi có thể hạ cánh an toàn.
Vào cuối ngày 8/8, Moody’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm của một loạt ngân hàng vừa và nhỏ của Mỹ, đồng thời đưa một số tên tuổi lớn của Phố Wall vào diện đánh giá tiêu cực.
Báo cáo tài chính mà Saudi Aramco công bố hồi đầu tuần này cho thấy lợi nhuận của gã khổng lồ này đã giảm mạnh trong quý II do giá năng lượng hạ nhiệt.
Trái với kỳ vọng của các chủ doanh nghiệp hồi đầu năm rằng việc kinh doanh sẽ khởi sắc sau khi chính phủ Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế chống dịch, họ giờ đang phải hạ giá để lôi kéo khách hàng. Một số doanh nghiệp phải thu hẹp lợi nhuận nhiều nhất có thể, đến mức chỉ đủ để sống sót.