Thuật ngữ "Nest Egg" dịch thuần ra tiếng Việt là trứng lót ổ, để nhử gà đến đẻ. Tuy nhiên, "Nest Egg" trong tài chính đề cập đến tiền để dành, tiền dự trữ.
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (tiếng Anh: Contractual savings institutions) là những trung gian tài chính thu nhận vốn định kì trên cơ sở các hợp đồng đã kí kết với khách hàng.
Qui tắc phân bổ cổ phiếu (tiếng Anh: Stock Allocation Rules) lâu đời cho rằng các nhà đầu tư nên nắm giữ một tỉ lệ phần trăm cổ phiếu bằng 100 trừ đi tuổi của họ.
Qui tắc may rủi (tiếng Anh: Rule of thumb) là công thức hay phương pháp đơn giản mà các tác nhân kinh tế sử dụng để ra quyết định nhằm đưa ra giải pháp chính xác đến mức chấp nhận được khi phải giải quyết một vấn đề.
Quĩ ngày mục tiêu (tiếng Anh: Target-Date Fund) là quĩ được cung cấp bởi một công ty đầu tư nhằm tìm cách tăng trưởng tài sản trong một khoảng thời gian xác định.
Giả thuyết bất ổn tài chính của Hyman Minsky (tiếng Anh: Hyman Minsky's Financial Instability Hypothesis) cho rằng trong thời kì kinh tế thịnh vượng, người vay và người cho vay trở nên liều lĩnh, tạo ra bong bóng tài chính mà cuối cùng sẽ đổ vỡ.
Định chế tài chính bán trung gian đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà môi giới, nhằm giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau.
Định chế tài chính trung gian hay trung gian tài chính (tiếng Anh: Financial intermediaries) là các tổ chức tài chính đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà đầu tư trung gian.
Chính sách an toàn vĩ mô (tiếng Anh: Macroprudential policy) là chính sách sử dụng các công cụ an toàn để hạn chế các rủi ro mang tính hệ thống, các rủi ro đối với tổng thể hệ thống tài chính nhằm giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính.
Kiểm tra sức chịu đựng (tiếng Anh: Stress Testing) là tập hợp các kĩ thuật và phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thương của các tổ chức tài chính, ngân hàng trước sự kiện rủi ro, bất lợi.
Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (tiếng Anh: Financial Soundness Indicators) gồm 40 chỉ số tài chính do Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng nhằm đo lường sự lành mạnh tài chính mỗi quốc gia.
Ngày thứ Năm của Bạc (tiếng Anh: Silver Thursday) đề cập đến việc giá bạc giảm mạnh và sự hoảng loạn xảy ra trên thị trường hàng hóa vào Thứ Năm ngày 27 tháng 3 năm 1980.
Hiệu ứng đồng bảo hiểm (tiếng Anh: Co-insurance Effect) cho rằng các công ty tham gia vào M&A sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng tính đa dạng hóa đến từ việc mở rộng danh mục sản phẩm hoặc cơ sở khách hàng và làm giảm chi phí vay.
Cộng hưởng (tiếng Anh: Synergy) là khái niệm cho rằng giá trị và hiệu suất của hai công ty khi được kết hợp với nhau trong sáp nhập và mua lại sẽ lớn hơn so với tổng giá trị và hiệu suất của từng công ty khi chúng hoạt động riêng biệt.
Thiệt hại có tính chất hậu quả (tiếng Anh: Consequential Loss) là tổn thất gián tiếp do người được bảo hiểm không có khả năng sử dụng tài sản hoặc thiết bị kinh doanh.
Phòng thủ kamikaze (tiếng Anh: Kamikaze Defense) là một cơ chế phòng thủ mà đôi khi một công ty buộc phải sử dụng để chống lại một cuộc thâu tóm thù địch từ một người hoặc một công ty khác.
Bảo hiểm tội phạm trong kinh doanh (tiếng Anh: Business Crime Insurance) là một loại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp có thể mua để bảo vệ bản thân khỏi tổn thất từ tội phạm liên quan đến kinh doanh.
Nguy cơ tổn thất có tính thảm họa (tiếng Anh: Catastrophe Hazard) là thuật ngữ bảo hiểm đề cập đến rủi ro xảy ra tổn thất cao gây ra bởi một sự kiện có sức tàn phá lớn, ví dụ như bão, lũ hoặc khủng bố có ảnh hưởng đến những người tham gia bảo hiểm.
Cận vệ trắng (tiếng Anh: White Squire) là một nhà đầu tư hoặc công ty thân thiện mua cổ phần của công ty mục tiêu để ngăn chặn một vụ thâu tóm thù địch.
Với 407/451 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Trong đó, "chốt" quy định thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón và ngưỡng doanh thu không chịu thuế VAT là 200 triệu đồng/năm.