Kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing) trong lĩnh vực ngân hàng là gì?
Kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing)
Định nghĩa
Kiểm tra sức chịu đựng trong tiếng Anh là Stress Testing.
Thuật ngữ "Kiểm tra sức chịu đựng" là thuật ngữ khá phổ biến trong các hội thảo, diễn đàn về quản lí rủi ro ngân hàng.
Kiểm tra sức chịu đựng trong lĩnh vực ngân hàng được nhìn nhận là tập hợp các kĩ thuật và phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thương của các tổ chức tài chính, ngân hàng trước những sự kiện, hoàn cảnh rất bất lợi.
Nội dung
- Để đánh giá được mức độ tổn thương, sự kiện rất bất lợi mà người thực hiện kiểm tra sức chịu đựng cần kiến tạo là những sự kiện có tính chất cực độ, mang tính chất rất ngoại lệ, bất thường (extreme & exceptinal) nhưng có khả năng xảy ra (plausible) (Theo định nghĩa của Basel).
- Kết quả tác động của kiểm tra sức chịu đựng thường được thể hiện ở hai dạng chính: các chỉ số tài chính về vốn, mức độ tổn thất (solvency stress test), hoặc các tỉ lệ an toàn về thanh khoản (liquidity stress test).
- Nếu phân loại theo đối tượng sử dụng, chúng ta thường nhắc đến cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) là cách tiếp cận do các cơ quan giám sát, quản lí sử dụng và cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) do các ngân hàng sử dụng. Cuối cùng, người sử dụng cũng có thể lựa chọn phương pháp từ đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào mức độ sẵn có của dữ liệu.
- Về phạm vi áp dụng, kiểm tra sức chịu đựng có thể áp dụng cho từng ngân hàng đơn lẻ hoặc nhóm các ngân hàng đồng hạng đồng hạng cho tới phạm vi toàn hệ thống.
Ý nghĩa
- Hiểu theo cách đơn giản, kiểm tra sức chịu đựng giúp cơ quan quản lí và các tổ chức tài chính chủ động đối phó những tình huống xấu nhất có thể. Tùy thuộc vào loại rủi ro, kiểm tra sức chịu đựng có các công cụ phù hợp cho rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác.(Tài liệu tham khảo: Phạm Đỗ Nhật Vinh, Vài nét về kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng và một số gợi ý đối với Việt Nam)