|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phòng thủ kamikaze (Kamikaze Defense) trong sáp nhập và mua lại là gì?

15:44 | 19/12/2019
Chia sẻ
Phòng thủ kamikaze (tiếng Anh: Kamikaze Defense) là một cơ chế phòng thủ mà đôi khi một công ty buộc phải sử dụng để chống lại một cuộc thâu tóm thù địch từ một người hoặc một công ty khác.
the

Hình minh họa

Phòng thủ Kamikaze

Khái niệm

Phòng thủ kamikaze trong tiếng Anh là Kamikaze Defense.

Phòng thủ kamikaze là một cơ chế phòng thủ mà đôi khi một công ty buộc phải sử dụng để chống lại một cuộc thâu tóm thù địch từ một người hoặc một công ty khác.

Tuy không quyết liệt đến mức chấm dứt hoạt động của công ty, nhưng công ty thực hiện phòng thủ kamikaze sẽ tự gây hại hoặc thực hiện các biện pháp gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh hoặc điều kiện tài chính của chính mình để giảm sức hấp dẫn của nó đối với kẻ định thực hiện vụ thâu tóm.

Phòng thủ kamikaze rất liều lĩnh nhưng đổi lại công ty mục tiêu hi vọng vụ thâu tóm sẽ bị cản trở.

Nội dung của phòng thủ kamikaze 

Một công ty không muốn bị rơi vào tay kẻ thù có thể thực hiện phòng thủ kamikaze như là một kế sách cuối cùng. Thông thường, theo qui trình của một vụ mua lại, bên quan tâm sẽ tìm cách nắm giữ một lượng cổ phần nhỏ trong công ty mục tiêu và tiếp cận hội đồng quản trị với lời đề nghị mua lại công ty. 

Nếu hội đồng quản trị của công ty mục tiêu từ chối lời đề nghị, mà điều này thường xuyên xảy ra nếu hội đồng quản trị và các cố vấn tài chính của công mục tiêu tin rằng lời đề nghị đó "rất không có giá trị"; bên muốn mua công ty có thể sẽ thực hiện biện pháp quyết liệt hơn để tiếp quản công ty mục tiêu. 

Nếu bên muốn mua lại công ty cảm thấy tiếp tục các cuộc đàm phán sẽ không đem lại kết quả gì, thì có thể sẽ chuyển sang tiến hành một vụ thâu tóm thù địch bằng đề nghị giá mềm (để phá vỡ hội đồng quản trị) hoặc một trận chiến Proxy để giành quyền kiểm soát công ty.

Để đáp lại, công ty mục tiêu có thể tìm kiếm một hiệp sĩ trắng - là một công ty thân thiện sẽ giữ nguyên và duy trì hoạt động hiện tại của công ty mục tiêu - để mua lại công ty mục tiêu thay vì một công ty không thân thiện. 

Dù công ty mục tiêu vẫn mất đi sự độc lập, tự chủ, sự tiếp quản của hiệp sĩ trắng dù sao cũng có lợi hơn cho các cổ đông; vì theo quan điểm của công ty mục tiêu, công ty không thân thiện sẽ phá vỡ hoặc phá hủy hoạt động kinh doanh cốt lõi của nó.

Một cơ chế chống lại thâu tóm khác là chiến thuật thuốc độc. Đây thường được coi là một động thái không thân thiện với cổ đông, nhưng vẫn còn nhẹ nhàng hơn so với các hành động trong kamikaze: ví dụ như chủ động làm giảm EPS, vay thêm rất nhiều nợ, hoặc bán vương miện đá quí - những tài sản có giá trị nhất của công ty - với mục tiêu duy nhất là chống lại bên thâu tóm thù địch.

Cuối cùng, phòng thủ kamikaze có thể sẽ đem lại thành công, buộc công ty thâu tóm thù địch phải rút lui, nhưng công ty mục tiêu cũng sẽ bị suy yếu.

(Theo investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.