|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trận chiến Proxy (Proxy fight) là gì? Bản chất của trận chiến Proxy

09:53 | 18/09/2019
Chia sẻ
Trận chiến Proxy (tiếng Anh: Proxy fight) là hành động của một nhóm các cổ đông trong nỗ lực thu thập đủ sự ủy quyền của các cổ đông khác để giành được lá phiếu bầu chọn.
KaiHaakonLiekefett2

Hình minh họa. Nguồn: ethicalboardroom

Trận chiến Proxy (Proxy fight)

Định nghĩa

Trận chiến Proxy trong tiếng Anh là Proxy fight

Trận chiến Proxy là hành động của một nhóm các cổ đông trong nỗ lực thu thập đủ sự ủy quyền của các cổ đông khác để giành được lá phiếu bầu chọn.

Trận chiến Proxy trong một số trường hợp còn được gọi là một cuộc chiến ủy nhiệm hay trận chiến ủy nhiệm. 

Hành động này chủ yếu được sử dụng trong việc tiếp quản (thâu tóm) công ty, những công ty mua lại (công ty thâu tóm) cố gắng thuyết phục các cổ đông hiện hữu của công ty mục tiêu bỏ phiếu cho một số hoặc tất cả quản lí cấp cao. 

Công ty mua lại thông qua đội ngũ quản lí của công ty mục tiêu để dễ dàng nắm quyền kiểm soát hơn.

Bản chất

- Các cổ đông có thể khiếu nại lên Ban giám đốc của một công ty nếu họ không hài lòng với một quyết định quản lí cụ thể.

- Trong trường hợp các thành viên trong Hội đồng từ chối lắng nghe, các cổ đông bất mãn có thể thuyết phục các cổ đông khác trong công ty cho phép họ sử dụng phiếu bầu ủy quyền (Proxy vote) trong một chiến dịch nhằm thay thế các thành viên Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc hiện tại.

- Đội ngũ quản lí mới sẽ là các ứng cử viên dễ tiếp thu và thực hiện các thay đổi được đề xuất bởi các cổ đông. Trong một thương vụ thâu tóm, các công ty mua lại sẽ chọn ra đội ngũ quản lí mới này để thông qua đó dễ dàng kiểm soát và thâu tóm công ty mục tiêu.

Kết luận

Như vậy, có thể hiểu trận chiến Proxy xảy ra khi cổ đông của một công ty phản đối một số qui định trong điều hành doanh nghiệp, thường tập trung vào tiêu điểm là đội ngũ quản lí và Ban giám đốc.

Cổ đông bất mãn này sẽ thuyết phục các cổ đông khác sử dụng quyền bỏ phiếu thay của họ (Proxy vote) để thành lập đội ngũ quản lí mới.

Ví dụ thực tế về trận chiến Proxy - cuộc chiến ủy nhiệm

- Theo Money-zine, vào tháng 2 năm 2008, Tập đoàn Microsoft đã đưa ra lời đề nghị mua lại Yahoo với giá $ 31 mỗi cổ phiếu. Hội đồng quản trị của Yahoo tin rằng lời đề nghị của Microsoft đã đánh giá thấp công ty, do đó đã trì hoãn các cuộc đàm phán giữa các giám đốc điều hành của Microsoft và Yahoo.

- Vào ngày 3 tháng 5 năm 2008, Microsoft đã rút lại lời đề nghị và chưa đầy hai tuần sau, tỉ phú Carl Icahn đã nỗ lực thay thế Ban giám đốc của Yahoo thông qua một cuộc thi ủy nhiệm (trận chiến Proxy).

(Tài liệu tham khảo: Proxy Fight Definition, Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Lan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.