|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến thuật phòng thủ Pac-Man (Pac-Man Defense) là gì? Ví dụ thực tế

17:33 | 18/09/2019
Chia sẻ
Phòng thủ Pac-Man (tiếng Anh: Pac-Man Defense) là một trong những chiến thuật phổ biến được sử dụng để các công ty chống lại thôn tính thù địch. Chiến thuật này có thể khá tốn kém và làm tăng nợ cho công ty mục tiêu.
facebook-messenger-pac-man

Hình minh họa. Nguồn: independent.co.uk

Phòng thủ Pac-Man 

Khái niệm

Phòng thủ Pac-Man trong tiếng Anh là Pac-Man Defense.

Phòng thủ Pac-Man là một chiến thuật phòng thủ được sử dụng bởi công ty mục tiêu trong các tình huống thôn tính thù địch. Trong phòng thủ Pac-Man, công ty mục tiêu cố gắng thâu tóm lại công ty đã thực hiện nỗ lực thâu tóm thù địch. 

Để xua đuổi bên thâu tóm, công ty mục tiêu có thể sử dụng bất kì phương thức nào để mua lại công ty kia, bao gồm cả việc sử dụng khoản tiền được cất riêng của công của công ty để dự trù cho việc kinh doanh để có tiền mặt mua phần lớn cổ phần của công ty kia.

Một công ty có qui mô tương đương hoặc nhỏ hơn có thể tránh được sự thôn tính thù địch bằng cách sử dụng phòng thủ Pac-Man.

Cách hoạt động của Phòng thủ Pac-Man

Trong trò chơi video Pac-Man, người chơi bị một vài con ma đuổi theo và cố gắng hạ anh ta. Nếu người chơi ăn một viên năng lượng, anh ta có thể quay lại và ăn những con ma.

Các công ty có thể sử dụng một cách tiếp cận tương tự như một biện pháp để tránh sự thôn tính thù địch bằng cách lật ngược tình thế và đặt giá mua lại công ty thù địch. Trong giai đoạn mua lại, công ty thù địch có thể  mua lượng lớn cổ phiếu của công ty mục tiêu để giành quyền kiểm soát.

Để kháng cự lại, công ty mục tiêu có thể bắt đầu mua lại cổ phần của mình và mua cả cổ phần của công ty thù địch.

Nhược điểm của Phòng thủ Pac-Man

Phòng thủ Pac-Man có thể là một chiến lược tốn kém, làm tăng các khoản nợ cho công ty mục tiêu. Các cổ đông có thể bị lỗ hoặc nhận được mức cổ tức thấp hơn trong những năm tới.

Ví dụ về Phòng thủ Pac-Man

Ví dụ thứ nhất: Năm 1982, Tập đoàn Bendix đã cố gắng mua công ty Martin Marietta bằng cách mua một lượng lớn cổ phiếu để giành quyền kiểm soát Martin Marietta. 

Bendix trở thành chủ sở hữu của công ty trên giấy tờ. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Martin Marietta đã trả đũa bằng cách bán đi các bộ phận hóa chất, xi măng và nhôm và vay hơn 1 tỉ USD để chống lại việc mua lại. Cuộc xung đột dẫn đến việc Tập đoàn Allied mua lại Bendix.

Ví dụ thứ hai: Vào tháng 10 năm 2013, công ty bán lẻ quần áo nam Jos. A. Bank đã đưa ra một nỗ lực để mua lại đối thủ Men's Wearhouse. Man's Wearhouse từ chối lời đề nghị và chống lại bằng cách đưa ra đề nghị mua lại Jos.A.Bank. 

Trong quá trình đàm phán, Jos. A. Bank đã mua công ty Eddie Bauer để gia tăng quyền kiểm soát thị trường. Cuối cùng Men's Wearhouse đã mua lại Jos. A. Bank với giá 1,8 tỉ USD.

(Theo investopedia)

Hằng Hà