Phát triển bền vững doanh nghiệp (tiếng Anh: Business sustainable development) có liên quan đến cách tiếp cận chung để phát triển bền vững, các hình thức tiến bộ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai.
Phương pháp tiếp cận quá trình (tiếng Anh: Process approach) là phương pháp xác định một cách có hệ thống và quản trị các quá trình được triển khai trong tổ chức và đặc biệt là quản trị sự tương tác giữa các quá trình đó.
Phương pháp tiếp cận hệ thống (tiếng Anh: Systematic approach) là cách thức quản trị mọi bộ phận của tổ chức sao cho toàn bộ tổ chức cùng hướng về một mục tiêu chung.
Khi một dịch vụ khách hàng đáp ứng được các yêu cầu bên ngoài cũng như các yêu cầu bên trong thì dịch vụ khách hàng đó đạt chất lượng (tiếng Anh: Quality customer service).
Dịch vụ khách hàng (tiếng Anh: Customer service) là một hệ thống được tổ chức để tạo ra một mối liên kết mang tính liên tục từ khi tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên cho đến khi sản phẩm được giao, nhận và được sử dụng.
Tồn quĩ mục tiêu (tiếng Anh: Cash fund) là giá trị tiền mặt tối ưu mà công ty cần lưu giữ dưới hình thức tiền mặt. Doanh nghiệp dựa vào một số mô hình để xác định mức tồn quĩ tối ưu.
Vòng chu chuyển tiền mặt (tiếng Anh: Cash Flow Cycle) của một doanh nghiệp là chu trình từ dùng tiền để mua hàng hóa thiết bị, vật tư sau đó bán hàng thu tiền về.
Quản trị tiền mặt (tiếng Anh: Cash Management) là quá trình thu thập và quản lí dòng tiền. Quản trị tiền mặt quan trọng đối với cả cá nhân và doanh nghiệp.
Từ năm 1966, một học giả Mỹ đã viết một bài trên Tạp chí thương mại Hoa Kỳ đề ra lí luận bán hàng cộng sinh. Bán hàng cộng sinh có nghĩa là hai, ba công ty cùng hợp tác bán hàng cho nhau.
Với các công ty tồn tại lâu dài có danh tiếng vì kinh doanh tuyệt hảo luôn có một tư tưởng cốt lõi mạnh mẽ. Tư tưởng cốt lõi theo họ bao gồm các giá trị cốt lõi và mục đích cốt lõi (tiếng Anh: Core values & Core purposes).
Các cửa hàng pop-up (tiếng Anh: Pop-Up Retail) có một lịch sử lâu dài nhưng đã trở thành một trào lưu gần đây. Ví dụ về cửa hàng pop-up phổ biến gồm có các hàng bán đồ cho Halloween, cửa hàng bán đồ cho ngày lễ hoặc các triển lãm tiêu dùng.
Nhật kí công việc (tiếng Anh: Work Diary) thực chất chỉ đơn giản là bản liệt kê theo thứ tự thời gian tất cả các công việc mà một nhân viên đã làm trong ngày từ khi anh ta đến công ty cho đến cuối ngày làm việc.
Nghiên cứu và phát triển (tiếng Anh: Research and Development, viết tắt: R&D) là các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để đổi mới, cải thiện qui trình, dịch vụ, sản phẩm sẵn có hoặc để tạo ra những sản phẩm mới.
Kaizen (tiếng Anh: Kaizen) là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Thương hiệu gia đình (tiếng Anh: Family brand) là thương hiệu mà cái tên của nó bao trùm lên nhiều sản phẩm con. Cách tạo thương hiệu này có những lợi ích và hạn chế riêng biệt.
Kế hoạch tài chính (tiếng Anh: Financial planning) là công cụ giúp cho người lãnh đạo, người quản lí xác định rõ mục tiêu tài chính cần đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định.
Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ là việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nội dung của từng chính sách hiện hành hoặc thay thế chính sách hiện hành bằng chính sách mới.
Quản lí nhà nước về thương nghiệp bán lẻ là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động thương mại dịch vụ trên thị trường.
Mạng lưới giá trị (tiếng Anh: Value Network) là kết nối giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân với tập đoàn, trong đó các tương tác của họ mang lại lợi ích cho toàn nhóm.