|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính sách phát triển vùng (Regional policy) là gì? Các phương pháp sử dụng chính sách này

15:23 | 08/10/2019
Chia sẻ
Chính sách phát triển vùng (tiếng Anh: Regional policy) là chính sách liên quan đến việc xóa bỏ những mất cân đối lớn giữa các vùng trong nền kinh tế - nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỉ lệ thất nghiệp và mức thu nhập đầu người.
hoinghi-1482476154599

Hình minh họa (Nguồn: vtv1.mediacdn.vn

Chính sách phát triển vùng 

Khái niệm

Chính sách phát triển vùng trong tiếng Anh là Regional policy.

Chính sách phát triển vùng là chính sách liên quan đến việc xóa bỏ những mất cân đối lớn giữa các vùng trong nền kinh tế - nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỉ lệ thất nghiệp và mức thu nhập đầu người. 

Các phương pháp sử dụng chính sách phát triển vùng

Phương pháp tiếp cận được sử dụng là phát triển cơ sở công nghiệp ở các vùng nhằm tránh tình trạng thất nghiệp cao và không tận dụng hết nguồn vốn trong các khu vực trì trệ, cũng như xử lí các trường hợp tắc nghẽn không đáng có ở các vùng  phát triển quá nhanh. 

Trọng tâm đặc biệt của chính sách vùng là tái phát triển những vùng suy thoái do ngành công nghiệp ở đó rơi vào trạng thái sa sút thông qua biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp và ngành mới đặt địa điểm và đầu tư ở đó. Cách làm như vậy được gọi là phương pháp tiếp cận đầu tư hướng nội, chủ yếu nhằm đem lại việc làm cho công nhân.

Phương pháp tiếp cận khác là khuyến khích nhân dân chuyển ra khỏi các vùng suy thoái. Nó được gọi là phương pháp tiếp cận chuyển công nhân đến nơi có việc làm. Phương pháp này thường không được mọi người ủng hộ. 

Nó không những có xu hướng làm trầm trọng thêm những vấn đề của bản thân khu vực bị suy thoái như mất công nhân lành nghề, giảm chi tiêu và thu nhập ở địa phương v.v... mà còn tạo ra những khó khăn cho khu vực tiếp nhận, đặc biệt khi những khu vực này đã đầy ắp nhà cửa, trường học v.v...

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Một số chính sách phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

- Chính sách hỗ trợ đối với vùng sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (cấp tín dụng ưu đãi thu mua, trữ, bình ổn giá lúa, đầu tư kết cấu hạ tầng, hệ thống kho chứa theo hướng liên kết với các địa phương, tạo động lực phát triển); hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nhất là các sản phẩm xuất khẩu và xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản.

- Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính và tín dụng đối với tiểu vùng có nhiều sông, rạch, bao gồm cả cơ chế về tỉ lệ đầu tư và suất đầu tư đối với các dự án phát triển sử dụng vốn từ nguồn ngân sách và tín dụng có nguồn vốn từ ngân sách. 

(Tài liệu tham khảo: Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội)

TH