Chỉ số tài chính toàn diện (Index of Financial Inclusion - IFI) là gì?
Chỉ số tài chính toàn diện
Khái niệm
Chỉ số tài chính toàn diện trong tiếng Anh được gọi là Index of Financial Inclusion - IFI.
Theo Sarma (2015), chỉ số tài chính toàn diện là một thước đo thể hiện tất cả các khía cạnh khác nhau của hệ thống tài chính một quốc gia: sự thâm nhập (penetration); sự thuận tiện (availability) và mức độ sử dụng (usage).
Việc sử dụng kết hợp các chỉ tiêu vi mô liên quan đến tài chính cá nhân và các chỉ tiêu vĩ mô để đo lường chỉ số tài chính toàn diện sẽ phản ánh đầy đủ các khía cạnh khác nhau của tài chính toàn diện.
Công thức tính
Giá trị IFI càng cao thì việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức của dân chúng càng cao.
Các thành phần tính chỉ số tài chính toàn diện - IFI
- Thành phần 1: Sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng (Banking penetration): cho biết mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức của người dân, số lượng người sử dụng các dịch vụ ngân hàng càng nhiều thì khả năng tiếp cận tài chính càng cao.
Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 1 là số lượng tài khoản ngân hàng trên 1.000 dân. Thành phần 1 này sẽ có trọng số là 1.
- Thành phần 2: Sự thuận tiện của các dịch vụ ngân hàng (Availability of banking services): cho biết mức độ sẵn có của các dịch vụ ngân hàng. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 2 bao gồm: số lượng máy ATM và số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 dân.
Chỉ số thành phần 2 này được tính từ 2 chỉ tiêu trên, trong đó tỉ trọng của chi nhánh ngân hàng là 2/3 và tỉ trọng của số lượng ATM là 1/3. Thành phần 2 này sẽ có trọng số là 0,5.
- Thành phần 3: Mức độ sử dụng (Usage): đo lường sự hữu dụng của hệ thống ngân hàng. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 3 là tổng của tỉ lệ tiền gửi và cho vay của hệ thống ngân hàng trên GDP. Thành phần 3 này sẽ có trọng số là 0,5.
(Tài liệu tham khảo: Tiếp cận tài chính cá nhân tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Tài chính, Đại học Kinh tế Luật)