|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phương pháp so sánh chéo là gì? Ví dụ minh họa

14:39 | 27/04/2020
Chia sẻ
Phương pháp so sánh chéo là một trong những phương pháp được sử dụng để đánh giá thực hiện kế hoạch kì gốc X trong qui trình kĩ thuật lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Phương pháp so sánh chéo là gì? Ví dụ minh họa - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Socialeconomy.eu.org)

Phương pháp so sánh chéo

Khái niệm

Phương pháp so sánh chéo là việc đánh giá, phân tích thực trạng phát triển dựa trên việc đưa ra các so sánh cùng một chỉ tiêu của quốc gia hay địa phương (chủ thể lập kế hoạch) với chỉ tiêu đó của các quốc gia hay địa phương khác có mối quan hệ hoặc có cùng trình độ phát triển. 

Phương pháp này sẽ cho chúng ta có được các đánh giá khách quan và đa chiều hơn để có các kết luận chính xác hơn về thực trạng. 

Phương pháp so sánh chéo là một trong những phương pháp được sử dụng để đánh giá thực hiện kế hoạch kì gốc X trong qui trình kĩ thuật lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Nếu chỉ sử dụng phương pháp so sánh theo chuỗi chúng ta sẽ không thể tránh khỏi các góc nhìn phiến diện, thiếu khách quan từ đó lại là cơ sở cho việc xác định các mục tiêu không chính xác trong giai đoạn hoạch định phát triển.

Trong nhiều trường hợp, bằng việc so sánh chéo với các đối tượng khác có kết quả phát triển tốt hơn sẽ gợi ý cho chúng ta các bài học kinh nghiệm của các đối tượng đó để học tập, áp dụng cho đơn vị mình. 

Trong nhiều trường hợp nghiên cứu, nếu chỉ sử dụng phương pháp phân tích theo chuỗi, các kết quả đạt được của địa phương có thể là rất khả quan. Tuy nhiên, khi đưa ra các so sánh chéo với các địa phương khác thì kết quả đạt được đó có thể còn là rất khiêm tốn.

Minh họa so sánh chéo

Đánh giá tăng trưởng kinh tế tỉnh Q

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Q thời kì 2011 - 2015 đạt mức trung bình 8,8%. Dù cao hơn mức trung bình của cả nước là 7% trong cùng thời kì, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình của 6 tỉnh vùng NT. 

Vùng NT đạt mức tăng trưởng trung bình 9,68% trong thời kì 2011 đến 2015. Tỉnh Đ và K đều đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình trong thời kì này lần lượt là 11,83% và 11,1%.

Dù đạt được mức tăng trưởng GDP đáng khâm phục, tuy có thấp hơn nhiều tỉnh khác trong vùng, tổng GDP đạt 5.991 tỉ đồng năm 2015 và chiếm không đến 1% GDP cả nước, gần bằng mức trung bình của vùng nhưng còn thấp hơn nhiều tỉnh khác trong vùng.

(Tài liệu tham khảo: Kế hoạch hóa phát triển, GS.TS. Ngô Thắng Lợi, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2019)

Tuyết Nhi

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Tác động từ vĩ mô toàn cầu đến TTCK Việt Nam tương đối thách thức
Tại sự kiện Báo cáo chiến lược đầu tư thường niên 2025 do FinPeace tổ chức mới đây, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công & Quản lý Fulbright, đưa góc nhìn về bối cảnh kinh tế toàn cầu và xu hướng điều hành kinh tế vĩ mô trong nước, qua đó tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.