|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chủ nghĩa tư bản (Capitalism) là gì? Đặc điểm

17:15 | 07/07/2020
Chia sẻ
Chủ nghĩa tư bản (tiếng Anh: Capitalism) là một hệ thống kinh tế trong đó các cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân sở hữu tư liệu sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản (Capitalism) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: WSJ.

Chủ nghĩa tư bản

Khái niệm

Chủ nghĩa tư bản tiếng Anh là Capitalism.

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế trong đó các cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân sở hữu tư liệu sản xuất. Việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ dựa trên cung và cầu của thị trường chung (nền kinh tế thị trường) thay vì thông qua kế hoạch trung tâm (nền kinh tế kế hoạch hoặc nền kinh tế chỉ huy).

Đặc điểm của Chủ nghĩa tư bản

Hình thức thuần túy nhất của chủ nghĩa tư bản là thị trường tự do hoặc chủ nghĩa tư bản tự do kinh tế. Ở đây, các cá nhân không bị hạn chế. Họ có thể xác định nơi đầu tư, sản xuất hoặc bán gì, và ở mức giá nào để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Thị trường tự do kinh tế hoạt động mà không cần sự kiểm tra hoặc kiểm soát nào.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều áp dụng một hệ thống tư bản kết hợp với một số điều tiết của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu của một số ngành công nghiệp.

Về mặt chức năng, chủ nghĩa tư bản là một quá trình mà các vấn đề về sản xuất kinh tế và phân phối tài nguyên có thể được giải quyết. Thay vì hoạch định các quyết định kinh tế thông qua các phương pháp chính trị tập trung, như với chủ nghĩa xã hội hay chế độ phong kiến, kế hoạch kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản diễn ra thông qua các quyết định phi tập trung và tự nguyện.

Vai trò của Chủ nghĩa tư bản trong việc xây dựng phát triển kinh tế

Bằng cách tạo ra động lực cho các nhà kinh doanh phân bổ lại nguồn nguyên liệu từ các kênh không có lợi vào các lĩnh vực mà người tiêu dùng đánh giá cao hơn, chủ nghĩa tư bản đã chứng minh nó là một phương tiện hiệu quả cao hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản trong thế kỉ 18 và 19, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng diễn ra chủ yếu thông qua việc chinh phục và khai thác tài nguyên từ các quốc gia bị chinh phục. 

Nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân đầu người toàn cầu trung bình không thay đổi trong bối cảnh phát triển của xã hội nông nghiệp cho đến khoảng năm 1750 khi gốc rễ của Cách mạng Công nghiệp bắt đầu nhen nhóm.

Trong các thế kỉ tiếp theo, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nâng cao năng lực sản xuất rất nhiều. Ngày càng có nhiều hàng hóa chất lượng cao hơn và những hàng hoá này trở nên dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân, điều mà trước đây không ai ngờ tới. Do đó, hầu hết các nhà lí luận chính trị và gần như tất cả các nhà kinh tế đều cho rằng chủ nghĩa tư bản là hệ thống trao đổi hiệu quả nhất.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm chi để đầu tư phát triển
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.