Tự do kinh tế (Laissez-Faire) là gì? Những nội dung về tự do kinh tế
Hình minh họa
Tự do kinh tế (Laissez-Faire)
Khái niệm
Tự do kinh tế hay tự do phóng nhiệm trong tiếng Anh là Laissez-Faire.
Tự do kinh tế là một lí thuyết kinh tế từ thế kỉ 18 phản đối bất kì sự can thiệp nào của chính phủ vào các vấn đề kinh doanh. Nguyên tắc thúc đẩy phía sau tự do kinh tế, thuật ngữ trong tiếng Pháp có nghĩa là "để yên" (nghĩa đen là "hãy để bạn làm"), là chính phủ càng ít tham gia vào nền kinh tế, thì việc kinh doanh tốt hơn và mở rộng ra thì xã hội là một tổng thể. Nền kinh tế tự do là một phần quan trọng của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.
Những nội dung về tự do kinh tế
Những niềm tin cơ bản tạo nên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế tự do bao gồm: (trước hết và quan trọng nhất) cạnh tranh kinh tế tạo thành một "trật tự tự nhiên" thống trị thế giới. Bởi vì tự điều chỉnh tự nhiên này là loại qui định tốt nhất, các nhà kinh tế theo chủ nghĩa tự do kinh tế cho rằng không cần phải phức tạp hóa các vấn đề kinh doanh và công nghiệp do sự can thiệp của chính phủ.
Kết quả là, họ phản đối bất kì sự liên quan nào của liên bang trong nền kinh tế, bao gồm bất kì loại luật pháp hoặc giám sát nào; họ phản đối mức lương tối thiểu, nghĩa vụ, hạn chế thương mại và thuế doanh nghiệp. Trên thực tế, các nhà kinh tế theo chủ nghĩa tự do kinh tế coi các loại thuế đó là một hình phạt cho sản xuất.
Những phê phán về tự do kinh tế
Một trong những phê phán chính của tự do kinh tế là chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hệ thống có những sự mơ hồ về đạo đức được xây dựng trong đó: Nó vốn không bảo vệ những người yếu thế nhất trong xã hội. Trong khi những người ủng hộ tự do kinh tế cho rằng nếu các cá nhân phục vụ lợi ích của họ trước tiên thì lợi ích xã hội sẽ theo sau.
Những kẻ gièm pha thì cảm thấy tự do kinh tế thực sự dẫn đến nghèo đói và mất cân bằng kinh tế. Ý tưởng để một hệ thống kinh tế hoạt động mà không có sự ảnh hưởng của những qui định hay điều chỉnh sẽ loại bỏ hoặc xa hơn là ngược đãi thêm những người cần sự giúp đỡ.
Nhà kinh tế học thế kỉ 20 người Anh John Maynard Keynes là một nhà phê bình nổi tiếng về nền kinh tế tự do, ông cho rằng câu hỏi về giải pháp thị trường so với sự can thiệp của chính phủ cần phải được quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)