|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chủ nghĩa tư bản có ý thức (Conscious Capitalism) là gì?

16:01 | 12/12/2019
Chia sẻ
Chủ nghĩa tư bản có ý thức (tiếng Anh: Conscious Capitalism) là một triết lí nói rằng các doanh nghiệp nên phục vụ tất cả đối tượng hữu quan chính, bao gồm cả môi trường.
3_levels_of_understanding_(9)

Hình minh họa. Nguồn: pagecentertraining.psu.edu

Chủ nghĩa tư bản có ý thức 

Khái niệm  

Chủ nghĩa tư bản có ý thức trong tiếng Anh là Conscious Capitalism.

Chủ nghĩa tư bản có ý thức là một triết lí nói rằng các doanh nghiệp nên phục vụ tất cả đối tượng hữu quan chính, bao gồm cả môi trường. Triết lí này không đánh giá thấp mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nhưng khuyến khích việc đồng hóa tất cả các lợi ích chung vào kế hoạch kinh doanh của công ty.

Chủ nghĩa tư bản có ý thức cho rằng chủ nghĩa tư bản thị trường tự do giúp cho sự hợp tác xã hội và tiến bộ, nhưng mọi người có thể được truyền cảm hứng để đạt được nhiều thành quả hơn nữa. 

Chủ nghĩa này được xây dựng trên nền tảng cốt lõi của chủ nghĩa tư bản về trao đổi tự nguyện, kinh doanh, cạnh tranh, tự do thương mại và pháp quyền; nhưng bổ sung các yếu tố như niềm tin, lòng trắc ẩn, sự hợp tác và tạo ra giá trị.

Khái niệm về chủ nghĩa tư bản có ý thức được phổ biến bởi John Mackey - nhà đồng sáng lập của Whole Food và đồng giám đốc điều hành, và Raj Sisodia, giáo sư marketing tại Đại học Bentley, thông qua cuốn sách chung của họ.

Nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản có ý thức

Cơ sở của chủ nghĩa tư bản có ý thức được hình thành dựa trên 4 nguyên tắc chỉ đạo.

Mục đích cao đẹp hơn: doanh nghiệp tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản có ý thức sẽ tập trung vào một mục đích vượt ra ngoài lợi nhuận thuần túy, và khi làm như vậy, nó sẽ truyền cảm hứng và thu hút các đối tượng hữu quan.

Tích hợp các đối tượng hữu quan: Danh nghiệp có nhiều đối tượng hữu quan, bao gồm khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, nhà đầu tư và những người khác. Một số công ty tập trung vào việc làm lợi cho các cổ đông mà bỏ qua những bên khác. Một doanh nghiệp có ý thức sẽ tập trung vào toàn bộ hệ sinh thái kinh doanh để tạo ra và tối ưu hóa giá trị cho tất cả đối tượng hữu quan.

Lãnh đạo có ý thức: Lãnh đạo có ý thức: Các nhà lãnh đạo có ý thức nhấn mạnh đến "chúng ta" chứ không phải chỉ một mình "tôi" trong việc thúc đẩy kinh doanh; và làm việc để nuôi dưỡng chủ nghĩa tư bản có ý thức trong doanh nghiệp.

Văn hóa có ý thức: văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp của các giá trị và nguyên tắc cấu thành nên kết cấu xã hội và đạo đức của một doanh nghiệp. Văn hóa có ý thức là một trong những chính sách của chủ nghĩa tư bản có ý thức thấm vào doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần tin tưởng và hợp tác giữa tất cả đối tượng hữu quan.

Mặc dù chủ nghĩa tư bản có ý thức tập trung vào việc tạo ra những điều tốt đẹp hơn cho các đối tượng hữu quan, và không chỉ vì mỗi lợi nhuận của cổ đông, các công ty áp dụng triết lí này có thể gặt hái những phần thưởng đáng kể. 

Nhiều người tiêu dùng và nhà đầu tư xem xét các tác động của các doanh nghiệp đối với môi trường và dân cư. Các đối tượng hữu quan này tìm kiếm những doanh nghiệp kết hợp với các nguyên tắc đạo đức với các giá trị doanh nghiệp. 

Theo "Khảo sát toàn cầu về trách nhiệm xã hội của Nielsen", 43% người tiêu dùng sẽ chi nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các nguyên nhân tốt đẹp.

Có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản có ý thức, bao gồm Whole Whole Market, Starbucks, The Container Store và Trader Joe's. 

(Theo investopedia)

Giang