|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính sách văn hoá (Cultural policy) là gì? Nguyên tắc

16:49 | 20/04/2020
Chia sẻ
Chính sách văn hoá (tiếng Anh: Cultural policy) là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên lĩnh vực văn hoá nhằm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Chính sách văn hoá (Cultural policy) là gì? Nguyên tắc - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: europa)

Chính sách văn hoá

Khái niệm

Chính sách văn hoá trong tiếng Anh được gọi là Cultural policy.

Chính sách văn hoá (của nhà nước) là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên lĩnh vực văn hoá nhằm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Chính sách văn hoá là một bộ phận hợp thành của chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và có một ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực về con người để phát triển đất nước.

Mục của chính sách văn hoá là trạng thái mong đợi, cần có của nhà nước đối với lĩnh vực văn hoá trong các chặng đường phát triển của đất nước.

Nguyên tắc xây dựng và thực hiện chính sách văn hoá

Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện chính sách văn hoá là các quan điểm cơ bản ràng buộc mà nhà nước phải tuân thủ khi thực hiện các mục tiêu của chính sách đặt ra. Ở nước ta bao gồm: 

- Giữa chính trị - kinh tế - văn hoá phải có sự gắn kết hữu cơ trong đời sống xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Phải đảm bảo dân chủ, tự do, văn minh, công bằng xã hội cho mọi sự sáng tạo của công dân; phải phát hiện được và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đồng thời phải có cơ chế phát hiện và loại bỏ kẻ xấu ra khỏi guồng máy điều hành xã hội.

- Phải bảo tồn và phát huy được truyền thống văn hoá dân tộc trong sự đa dạng và thống nhất của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài.

- Nâng cao tính chiến đấu của các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Chống lại các tư tưởng, lối sống, văn hoá thù địch, phản động để bảo tồn dân tộc, bảo tồn đất nước trong tiến trình hội nhập và phát triển của nhân loại.

- Phải xã hội hoá việc phát triển văn hoá; đồng thời khắc phục hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường và sự phát triển hội nhập quốc tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội, TS. Nguyễn Thị Lệ Thuý, TS. Bùi Thị Hồng Việt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, 2012)

Diệu Nhi