Lợi suất trái phiếu chính phủ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức cao mới của nhiều năm trong phiên 27/9 trong bối cảnh nhà đầu tư xác định sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất nữa và tác động từ “ngân sách nhỏ” của Vương quốc Anh tiếp tục ảnh hưởng đến các thị trường tài chính.
Các ngân hàng phương Tây đang đánh giá lại rủi ro của việc làm ăn tại Trung Quốc sau khi căng thẳng Mỹ-Trung xoay quanh vấn đề Đài Loan một lần nữa leo thang. Các đại gia Mỹ bị giới lập pháp đặt câu hỏi về hoạt động tại Trung Quốc trong trường hợp xung đột quân sự nổ ra tại Đài Loan.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy rõ rằng họ không bị dao động trước biến động gia tăng trong thị trường toàn cầu, từ chứng khoán Mỹ cho đến tiền tệ nước ngoài. Ưu tiên hàng đầu của Fed tiếp tục là kiểm soát lạm phát trong nước.
Phiên giao dịch tồi tệ ngay đầu tuần này trên Phố Wall đã khơi lại nhiều nỗi lo. Một mô hình của Ned Davis Research dự đoán khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu là 98%.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 26/9 tiếp tục lao dốc với S&P 500 ghi nhận đáy mới của năm 2022 và Dow Jones rơi vào vùng thị trường gấu. Các chỉ số đi xuống trong bối cảnh lợi suất lên cao và thị trường ngoại tệ biến động dữ dội.
Ông Steve Forbes, Chủ tịch của đế chế truyền thông Forbes Media, cho rằng các ngân hàng trung ương và chính phủ quá mải mê tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát mà bỏ qua tầm quan trọng của việc duy trì đồng nội tệ ổn định.
Các thị trường tài chính – chứng khoán trên khắp thế giới vừa trải qua một tuần đầy thăng trầm với quyết định nâng lãi suất của loạt ngân hàng trung ương nhằm chế ngự lạm phát. Trong tuần mới, nhiều dấu hiệu cho thấy biến động vẫn sẽ rất lớn.
Hai đồng tiền có tầm ảnh hưởng lớn nhất của châu Á là yen và nhân dân tệ đều mất giá khi USD nhận được cú hích từ việc ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất. Sự sụt giảm nhanh chóng của hai đồng tiền này có thể tạo ra gánh nặng cho tiền tệ những nước khác trong khu vực.
Các nhà kinh tế Thái Lan dự báo giá trị của đồng baht có thể giảm xuống 38 baht đổi 1 USD trong năm nay, chủ yếu là do đồng USD mạnh hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ứng khá tiêu cực sau khi Fed dự báo có thể tăng lãi suất lên tới 4,6% vào đầu năm sau. Hiện lãi suất chuẩn của Mỹ trong khoảng từ 3 - 3,25%.
Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 37 năm so với USD và giá trái phiếu chính phủ Anh ghi nhận sự sụt giảm theo ngày lớn nhất trong nhiều thập kỷ vào ngày 23/9.
Nhiều người lo sợ rằng chu kỳ tăng lãi suất của Fed sẽ kích hoạt một cuộc khủng hoảng tài chính khác tại châu Á, tương tự như những năm 1997 - 1998. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia trò chuyện cùng CNBC đều phản bác khả năng này.
Chỉ số chứng khoán tổng hợp S&P/TSX của Canada đã giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/9, trong bối cảnh triển vọng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy hoạt động bán ra của các nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới ngày 23/9 đồng loạt đỏ lửa khi nhà đầu tư lo ngại lãi suất tăng cao và biến động thất thường trên thị trường ngoại hối sẽ gây ra suy thoái toàn cầu.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs đã viết trong một báo cáo ngắn công bố vào cuối ngày 22/9 rằng con đường lãi suất dự kiến của ngân hàng trung ương hiện đã cao hơn so với ước tính trước đó.
Sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) để hỗ trợ đồng yen đang “tuột dốc không phanh” khiến các nhà đầu tư tiền tệ suy đoán về việc ngân hàng trung ương nào tiếp theo sẽ hành động khi đối mặt với đồng USD tăng vọt.
Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 37 năm so với đồng USD vào ngày 23/9, khi các nhà giao dịch ngày càng lo lắng về triển vọng kinh tế với việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chống lạm phát.
Sau nhiều đợt tăng lãi suất mạnh tay, Fed vẫn chưa thể ghìm cương được lạm phát. Trong bối cảnh đó, một số nhà kinh tế đã đề xuất ba lựa chọn chính sách thay thế, gồm áp trần giá, đánh thuế lợi nhuận bất thường và gia tăng sản lượng hàng hoá.